|Tương lai của Đài Loan sau cuộc bầu cử Tổng thống 2024: Cuộc trò chuyện của nhà báo kinh tế tài chính Hsieh Chin-Ho và các chuyên gia |
Sau cuộc bầu cử Tổng thống, Đài Loan sẽ tiếp tục hướng đi như thế nào? Trong chương trình “Taiwan Insights (數字台灣)”, nhà báo kinh tế tài chính Hsieh Chin-ho đã mời ông Huang RiChan – Người sáng lập nền tảng khởi nghiệp công nghiệp Đài Loan và ông CY Huang – Người sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (SIA) để chia sẻ về những nhận địch từ góc nhìn chuyên gia. Nhà báo kinh tế tài chính Hsieh Chin-ho cho biết, Đài Loan luôn nhạy cảm trong bối cảnh địa chính trị, và trong suốt 3 năm qua, Tạp chí Kinh tế (The Economist) đã liệt kê Đài Loan là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới.
Ông Huang Richan nói rằng mối quan hệ giữa Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ rất phức tạp và luôn thay đổi. “Tôi nhận định Đài Loan cần phải ‘làm việc nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn’. Chúng ta phải xử lý khôn khéo và không được nghe theo lời xúi giục, và cũng không thể tùy tiện đứng về phía nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không làm gì cả, tâm lý phải vững. Thay vì coi đó là sự đấu tranh, chúng ta nên xem đó là sự hòa hợp; thay vì coi đó là một cuộc đối đầu, tôi nghĩ điều quan trọng hơn là chúng ta phải làm ngoại giao tốt.”
Ông CY Huang cho rằng người dân Đài Loan tin rằng ngành chất bán dẫn sẽ bảo vệ họ. Ông nói: “Chất bán dẫn là một lợi thế quan trọng của Đài Loan, nhưng nó không thể đảm bảo cho sự an toàn cho Đài Loan, bởi vì chất bán dẫn và sức mạnh công nghệ rất mạnh, khiến người dân Đài Loan đều chủ quan và mất cảnh giác. Đây mới là điều mà Đài Loan đang thực sự phải đối mặt với nguy hiểm.”
Ông Huang Ri-Chan nhấn mạnh: “Nếu chúng ta nhìn lại về lịch sử, thực ra Đài Loan không phải chỉ nguy hiểm bây giờ, mà đã nguy hiểm từ 70 năm trước rồi. Nếu lúc đó không có Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, có thể tình hình sẽ hoàn toàn khác.”
Ông chỉ ra rằng, 70 năm qua thế giới luôn thay đổi, chúng ta không thể chỉ thích hoặc không thích những thay đổi đó, mà quan trọng nhất là chúng ta phải đối phó với chúng như thế nào? “Có lúc bạn thấy những thay đổi chỉ là bề nổi, bạn không thể kiểm soát được, vì vậy chúng ta nhất định phải làm những việc mà mình có thể làm. Để nói một câu rất cũ kỹ: chúng ta phải tự lực cánh sinh, tự nhiên sẽ tìm được hướng đi tốt và kết quả tốt hơn.”
Đài Loan phải thực tế, không được mơ mộng
Ông Huang Ri-Chan nhấn mạnh “Hòa bình là mục tiêu chung mà các quốc gia đang hướng tới”. Vì địa lý chính trị và vị trí chiến lược, Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu. “Quan trọng nhất là trong những hình đa giác không đối xứng, một số người nói là đấu tranh, nhưng tôi cho rằng đó là sự hòa hợp, bởi vì chúng ta là nhỏ nhất, tại sao phải đấu với người khác? Chúng ta phải tìm cách hòa hợp.”
Đối mặt với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2025, hiện tại Trump đang có tiếng vang lớn trước cuộc bầu cử sơ bộ, ông Hsieh Chin-ho chỉ ra rằng, vì Trump luôn có lối nói trực tính, điều này sẽ mang lại tác động lớn cho thế giới.
Ông Huang Ri-Chan cho biết, đối với điều này, chỉ nên lắng nghe những ồn ào ở mức bề nổi, chính trị Mỹ, đặc biệt là đối với vị thế chiến lược toàn cầu, có những thứ sẽ không thay đổi; một số có thể thay đổi tuỳ thuộc vào ai làm Tổng thống, và có những thay đổi có thể khiến cho mọi thứ trở nên khác biệt với việc ai đang giữ chức Tổng thống, nhưng thực sự thì không có nhiều thay đổi.
“Mỹ có rất nhiều yếu tố căn bản không thay đổi, vẫn luôn tồn tại. Đài Loan là một quốc gia nhỏ bé, chúng ta cần phải có trí tuệ để phán đoán, những thứ đó là sự ồn ào nhất thời, chỉ cần nghe thôi, không nên nói vô căn cứ; những thứ là chiến lược lâu dài, chúng ta hãy tập trung vào nó để có cách ứng phó thích hợp; điều quan trọng nhất là phải cân bằng động. Bởi vì không có thứ gì không thay đổi, không có tình hình nào là không biến động, chúng ta phải giữ vị thế cân bằng.”
Ông nhấn mạnh, Đài Loan nhất định phải trở nên thực tế, “Điều quan trọng của việc thực tế là đừng mơ mộng một chiều. Đài Loan có phải là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới không? Đài Loan có phải là nơi tồi tệ nhất không? Điều đó phụ thuộc vào chúng ta nhìn nhận bản thân mình như thế nào và nhìn về tương lai như thế nào.”
Địa chính trị căng thẳng đẩy doanh nghiệp Đài Loan tiến quân sang Đông Nam Á
Ông CY cho biết, sau cuộc bầu cử ở Đài Loan, các công ty lớn như Goldman Sachs và BlackRock trên toàn thế giới đều đang theo dõi tình hình địa chính trị. Một điều rất rõ ràng là “Sau bầu cử, thị trường chứng khoán Đài Loan liên tục giảm, nhưng khi TSMC công bố kết quả kinh doanh thì thị trường chứng khoán lại tăng lên. Khi nói đến giá trị đầu tư, thị trường chứng khoán Đài Loan có giá trị đầu tư dài hạn hay không, phần lớn có liên quan lớn đến địa chính trị.”
4 năm trước, ông CY nhận thấy giữa Đài Loan và Trung Quốc không thể trực tiếp đối thoại nên ông đã thành lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (SIA) để giúp các doanh nghiệp Đài Loan tìm đường cho các doanh nghiệp Đài Loan. “Khi chúng ta đầu tư, chúng ta nói rằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ngày nay điều quan trọng nhất là “thiên”, “thiên” là “thế lực”, không phải là “thế lực” của Đài Loan, mà là “thế lực” của Mỹ và Trung Quốc.”
Một điểm quan trọng khác là “địa”, tức là địa chính trị. “Chúng ta không thể chỉ yêu Đài Loan và chỉ nhìn vào Đài Loan. Cách đây 4 năm, tôi đã thấy cuộc khủng hoảng hai bờ eo biển và quyết định xây dựng một liên minh mới ở Đông Nam Á.”
Thông qua nền tảng này, ông đã giúp các doanh nghiệp Đài Loan tiến quân vào Đông Nam Á. Ông nhấn mạnh: “Tôi đã tận dụng mọi nguồn tài nguyên của mình để xây dựng nhiều cầu nối ở Việt Nam và Singapore, bao gồm xe điện, năng lượng tái tạo, chất bán dẫn và đào tạo nhân tài. Chúng ta phải nhìn thấy xu hướng trọng yếu, hiểu rõ được sự căng thẳng trong địa chính trị, doanh nghiệp chỉ có thể tự cứu lấy mình, và chắc chắn là phải ra nước ngoài.”
Không thể tự phát triển thì hãy đi sáp nhập (M&A)
Ông Hsieh Chin-ho cũng nhận thấy rằng, trên Đài Loan có không ít doanh nghiệp đã mở rộng quy mô thông qua sáp nhập và mua lại. Trong số đó, có không ít thương vụ sáp nhập và mua lại do ông Huang RiChan hỗ trợ. Xin hỏi ông nghĩ gì về cách Đài Loan có thể tạo ra những thành quả mới to lớn hơn trong lĩnh vực sáp nhập và mua lại?
Ông Huang RiChan giải thích, đừng coi sáp nhập là một điều gì đó quá thần bí, quá khó hiểu. “Quá trình sáp nhập hiểu đơn giản là mỗi bên nhận được những tài nguyên mình cần. Trong trường hợp một bên thiếu những tài nguyên cần thiết mà không thể tự mình phát triển được, việc mua lại công ty ngoài sẽ là một lựa chọn được ưu tiên để tối ưu hoá lợi nhuận”
“Tại sao chúng ta phải xem xét việc sáp nhập? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhắc đến trong nhiều thập kỷ qua, các doanh nghiệp chủ lực của Đài Loan đều phát triển từ ngành nghề gia công, liên tục cải thiện năng lực sản xuất, xây dựng nhà máy, có được nhiều đơn đặt hàng được tính thành công.”
Ông giải thích, doanh nghiệp Đài Loan cần tăng tốc chuyển mình để phù hợp với phân công công nghiệp trên toàn thế giới hiện nay, đặc biệt là từ chuỗi cung ứng dài sang chuỗi cung ứng ngắn, chúng ta phải làm thế nào để ứng phó? Tự phát triển là rất khó, phải đi sáp nhập.
Ông lấy ví dụ, GlobalWafers thông qua 3 thương vụ sáp nhập – công ty GlobiTech (Mỹ), Covalent (Nhật Bản), SunEdison (Mỹ), trở thành nhà sản xuất wafer silicon lớn thứ 3 thế giới; Yageo cũng thông qua sáp nhập để đa dạng hoá nguồn tàu nguyên của công ty; Tập đoàn máy công cụ Youjia, trong 20-30 năm qua, thông qua hơn 100 thương vụ sáp nhập, cho đến nay vẫn luôn là một trong ba tập đoàn máy công cụ lớn nhất thế giới.
Ông nhấn mạnh, thông qua sáp nhập có thể giúp doanh nghiệp tiếp tục tiến lên giai đoạn tiếp theo, phát triển và trưởng thành hơn, nâng cấp chuyển đổi và lột xác.
Nguồn: Business Today| Liên kết
Tham khảo thêm các thông tin về Thị trường Đông Nam Á|Liên kết