Báo Điện Tử 31/05

 

Qisda

Qisda quyết định tăng cường đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Ngày 30/05/2022, Qisda đã tổ chức đại hội cổ đông. Chủ tịch Peter Chen chia sẻ, cơ sở sản xuất của tập đoàn ở Tô Châu có quy mô lớn, có thể được hỗ trợ bởi thị trường đại lục. Sau ảnh hưởng của dịch bệnh, Qisda sẽ đẩy nhanh việc mở rộng năng lực sản xuất nhà máy tại Việt Nam, để các cơ sở sản xuất khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác nhau. Tổng giám đốc Huang Han-Chou cũng chỉ ra rằng công ty sẽ mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam, và trên cơ sở xem xét đa dạng hóa rủi ro, sẽ chuyển dần khoảng 1/3 công suất sản xuất sang Việt Nam trong 2 hoặc 3 năm tới.

Chủ tịch Peter Chen cho rằng, việc đẩy nhanh triển khai các nhà máy tại Việt Nam không có nghĩa là thay thế hoàn toàn năng lực sản xuất từ Trung Quốc.

Chủ tịch Peter Chen nhấn mạnh, nhằm quản lý rủi ro, hoạt động sản xuất nên được phân bổ một cách chiến lược cho Đài Loan và Việt Nam. Trong vòng chưa đầy nửa năm, Qisda đã thiết lập một nhà máy lớn tại tỉnh Hà Nam, phía nam Hà Nội, Việt Nam, đưa gần 20 đối tác đến đó cùng sản xuất, đồng thời tích cực đạt được chứng nhận khách hàng thương hiệu quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Tổng giám đốc Huang Han-Chou chia sẻ, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục, sự phong tỏa và kiểm soát của Trung Quốc có thể thay đổi bất cứ lúc nào, và tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đã được xoa dịu, tốc độ logistics được đẩy nhanh và chi phí cũng được giảm xuống, vì vậy tốc độ chuyển dịch sang Việt Nam sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới. Dưới tác động của việc phong toả các thành phố tại Trung Quốc, khách hàng đã đồng ý chuyển một số công đoạn sản xuất trước đây, và nhiều công đoạn sản xuất mới, sẽ được chuyển sang Việt Nam trong quý 3 và 4 năm nay. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam đến Hoa Kỳ khá dài và chi phí vận chuyển cũng tăng cao, vận chuyển từ Việt Nam đến Châu Âu cũng tương tự như từ Trung Quốc, do đó, các sản phẩm đến Châu Âu và Đông Nam Á sẽ được chuyển đến Việt Nam. Sản xuất ở Đài Loan chủ yếu dựa trên đấu thầu của chính phủ Hoa Kỳ và các sản phẩm quân sự, bao gồm một số sản phẩm mà chính phủ Hoa Kỳ không cho phép mua sản xuất tại Trung Quốc.

Về tác động của việc phong toả các thành phố tại Trung Quốc, tổng giám đốc Huang Han-Chou cho biết, nhà máy của Qisda nằm trong khu vực Tô Châu, điều này khiến việc quản lý hàng tồn kho trở nên khó khăn hơn. Chủ tịch Peter Chen cũng cảnh báo rằng trong quý đầu tiên, các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết được công bố, danh mục hàng tồn kho tăng lên rất nhiều. Mặc dù tác động của việc phong tỏa và kiểm soát chủ yếu vào tháng 4 và đầu tháng 5, và chúng tôi hy vọng sẽ cải thiện trong tháng 6, nhưng hàng tồn kho sẽ không giảm trong thời gian ngắn.

Nguồn thông tin:Commercial Times | 袁顥庭 | Thông tin 

Tham khảo hoạt động mới nhất của SIA | Liên kết

Báo Điện Tử 30/05

Báo Điện Tử 27/05

Báo Điện Tử 26/05

Năm công ty Việt Nam lọt vào danh sách Forbes Global 2000

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 2.000 công ty hàng đầu thế giới năm 2000. Danh sách này dựa trên các công ty niêm yết lớn nhất, sử dụng dữ liệu tài chính của 12 tháng qua tính đến ngày 22/4/2022 để xếp hạng các công ty toàn cầu dựa trên 4 chỉ số chính: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị thị trường nước ngoài.

Theo tạp chí Forbes, các công ty từ 58 quốc gia sẽ được đưa vào danh sách “2022 Global 2000”. Trong số đó, Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia có số lượng công ty lớn nhất thế giới với 590 công ty, tiếp theo là Trung Quốc/ Hồng Kông (351 công ty) và Nhật Bản (196 công ty).

(Ảnh:Forbes)

Việt Nam có 5 công ty lọt vào danh sách, lần lượt là Vietcombank (xếp thứ 950), VietinBank (xếp thứ 1.560), Tập đoàn Hòa Phát (xếp thứ 1.564), BIDV (xếp thứ 1.605) và Techcombank (xếp thứ 1.854).

Nguồn thông tin:Vietnamplus | Thông tin

Hoa Kỳ và Việt Nam là địa điểm đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Đài Loan

Theo khảo sát mới nhất của Ủy ban Đánh giá Đầu tư, với xung đột thương mại Mỹ-Trung và việc Mỹ thúc đẩy việc trở lại lĩnh vực sản xuất, Mỹ và Việt Nam đã trở thành những lựa chọn hàng đầu cho đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan tương ứng là ngành công nghiệp thông tin và điện tử và các ngành công nghiệp truyền thống, trong đó tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã giữ ở vị trí thứ ba với ngành thông tin và điện tử.

Các ngành công nghiệp truyền thống thì ưa thích lựa chọn Việt Nam để đầu tư, trong khi đó ngành thông tin và điện tử lại ưa thích lựa chọn Hoa Kỳ.

Theo “Khảo sát và phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài năm 2021”, các khu vực nước ngoài có nhiều khả năng để các doanh nhân Đài Loan đầu tư nhiều nhất trong ba năm tới là Việt Nam đối với các ngành công nghiệp truyền thống với 35,33%, tiếp theo là Hoa Kỳ với 23,37% và Malaysia, Singapore, Ấn Độ và Philippines với 22, 83% ; ba nước đứng đầu trong ngành thông tin và điện tử là Hoa Kỳ với 20,6%, Việt Nam là 21,1% và Giang Tô (Trung Quốc) với 19,1%; ngành dịch vụ ưa thích lựa chọn Malaysia, Singapore, Ấn Độ và Philippines với 30,89%, tiếp theo là Hoa Kỳ với 24,39% và Việt Nam với 21,95%.

Báo cáo phân tích rằng trong ba năm tới, Đông Nam Á sẽ là khu vực chủ yếu mà các doanh nhân Đài Loan lựa chọn đầu tư ra nước ngoài. Do ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ-Trung và chính sách thúc đẩy trở lại lĩnh vực sản xuất của Mỹ, do đó Mỹ cũng có thể trở thành lựa chọn ưu tiên đầu tư của các Doanh nhân Đài Loan; trong khi đó Trung Quốc với các vấn đề như yếu tố sản xuất,kinh tế suy thoái và chi phí lao động đang dần mất đi những lợi thế của mình, cộng với sự bùng phát của dịch bệnh và căng thẳng tiếp tục giữa hai bờ eo biển Đài Loan, tạo ra môi trường đầu tư đầy rẫy nhiều bất trắc.

Xung đột thương mại Mỹ-Trung thúc đẩy sự quay trở lại của các doanh nhân Đài Loan vào phương Tây

Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng Hoa Kỳ kể từ năm 2018 đã khuyến khích các chuỗi cung ứng di chuyển địa điểm đến Hoa Kỳ hoặc đến các quốc gia “Liên minh Đối tác Tin cậy”, tuy nhiên có 57,51% Doanh nghiệp Đài Loan vẫn giữ vững ý định tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, có 9,52% cho thấy có mức độ giảm xuống, trong đó ngành thông tin và điện tử giảm mạnh nhất đạt 11,51%; và về đầu tư vào Đài Loan, khoảng 56,3% cho biết đầu tư vào Đài Loan sẽ không có thay đổi và 16,22% cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư vào Đài Loan, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thông tin và điện tử (21,84%), dưới các chính sách thúc đẩy của Hoa Kỳ thì các doanh nhân Đài Loan hiện đang đầu tư vào Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng có ý định quay trở lại Hoa Kỳ.

Nguồn thông tin: Liberty Times Net | 高嘉和 | Thông tin 

Thương mại điện tử và e-logistics tại Việt Nam phát triển nhanh chóng

Thương mại điện tử và hậu cần điện tử (e-logistics) ở Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua, đây cũng là một trong những thị trường phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử và hậu cần điện tử của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm chênh lệch thành thị – nông thôn, chưa đủ số hóa ngành hậu cần và các chính sách liên quan của chính phủ.

Theo Vietnam Investment Review, một báo cáo nghiên cứu của Ninja Van Logistics cho thấy từ năm 2012 đến năm 2021, thương mại điện tử và hậu cần điện tử ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, với tổng sản lượng hàng hóa (GMV) tăng từ 700 triệu USD năm 2012 lên 14 tỷ USD vào năm 2021. Báo cáo chia tăng trưởng thị trường Việt Nam thành hai giai đoạn, 2012-2017 và 2017-2021. Sự gia nhập của các thương hiệu nước ngoài là bước khởi đầu trong hai giai đoạn này.

Trong giai đoạn đầu, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có số lượng hàng hóa hạn chế, chất lượng kém, hỗ trợ hậu cần không đầy đủ. Phần lớn người bán là các sàn thương mại điện tử trong nước như Vatgia.com, Deca và người bán độc lập trên Facebook. Người tiêu dùng không đủ niềm tin vào thị trường thương mại điện tử nên hầu hết các phương thức thanh toán đều sử dụng tiền mặt khi nhận hàng (COD). Về mặt vận chuyển, chỉ có hai nhà cung cấp lớn là Bưu chính Việt Nam và Bưu chính Viettel dẫn đầu trong một thời gian khá dài. Trong giai đoạn này, thị phần của thương mại điện tử trong thị trường bán lẻ nói chung tăng từ 0,8% lên 1,2%, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%.

Trong giai đoạn 2, thị trường thương mại điện tử Việt Nam bước vào trạng thái phát triển mạnh mẽ, lượng đặt hàng và giao dịch từ các tỉnh thành liên tục tăng. Các nền tảng thương mại điện tử quốc tế bao gồm Lazada và Shopee cũng chính thức vào Việt Nam trong khoảng thời gian này,  vì thế chủng loại sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần lớn cũng tăng từ 2 lên 10. Tổng thời gian giao hàng cho vận chuyển liên tỉnh có thể rút ngắn còn 3 ngày. Trong giai đoạn này, thị phần bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng từ 1,2% lên 7% và tốc độ tăng trưởng hàng năm đã tăng lên 56%.

Mặc dù giá cả của các sản phẩm thương mại điện tử Việt Nam ở giai đoạn này khá hợp lý đối với người tiêu dùng thành thị, nhưng chúng vẫn còn tương đối cao đối với hầu hết người tiêu dùng nông thôn hoặc ngoại thành. Về mặt hậu cần, mặc dù cơ sở hạ tầng và quy hoạch giao thông vận tải của Việt Nam vẫn đang được hoàn thiện nhưng ngành hậu cần và vận tải vẫn khó có thể đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian tới.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ sinh thái thương mại điện tử và hậu cần điện tử của Việt Nam vẫn cần tiếp tục tiến hành quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Các nền tảng thương mại điện tử phải cải thiện chất lượng và hiệu quả dịch vụ ở các khu vực ngoài đô thị. Ngoài ra, các thương gia phải tiếp tục mở rộng nguồn hàng, các nhà khai thác hậu cần phải củng cố hệ thống kho bãi và nỗ lực rút ngắn thời gian giao hàng.

Nguồn thông tin: Digitimes | 殷家瑋 | Thông tin

Báo Điện Tử 25/05

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư tại Việt Nam

Theo trang web Fibre2Fashion.com, vào đầu năm nay (2022), niềm tin của các công ty EU vào môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục tăng cao. Trang web trích dẫn dữ liệu từ YouGov- một công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường trực tuyến quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh về Chỉ số Khí hậu Kinh doanh (BCI) của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).  Hệ thống dữ liệu này là  một phong vũ biểu thường được các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo và các nhà đầu tư EU sử dụng. Trong quý đầu tiên của năm 2022, chỉ số này đã tăng lên 73 điểm, một lần nữa chạm mức cao mới kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ tư. 

Chỉ số đã tăng 12 điểm so với quý IV vầ tăng gần 58 điểm so với quý III năm ngoái (2021). EuroCham cho biết, việc chỉ số tăng cho thấy sau khi chính phủ Việt Nam nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, các doanh nhân vẫn đang rất lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp EU lạc quan về kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hơn 2/3 số người được hỏi tin rằng nền kinh tế Việt Nam dự kiến ​​sẽ cải thiện và ổn định trong quý 2 năm nay, so với mức chỉ đạt 58% của quý 4 năm ngoái.

Các doanh nghiệp EU cũng thể hiện tham vọng về kế hoạch của công ty trong quý II. Đặc biệt so với quý I, gần 66% số người được hỏi kỳ vọng rằng doanh thu của công ty sẽ tăng đáng kể trong quý II năm nay. Trong khi 3 tháng trước đây, tỷ trọng chỉ là 52%. Hơn 46% số người được hỏi kỳ vọng số lượng nhân viên sẽ tăng lên trong quý tiếp theo.

Lưu ý: Các đơn vị ở nước ngoài của Bộ Kinh tế cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin doanh nghiệp theo thời gian thực và thu thập nhiều thông tin liên quan để doanh nghiệp tham khảo. Cục Thương mại Quốc tế không thể xác minh rằng tất cả các thông tin trên là đầy đủ và chính xác, người đọc nên tự xác nhận tính xác thực của thông tin nếu có nhu cầu sử dụng.

Nguồn thông tin:Vietnamplus