Việt Nam đang có gì để đón các “đại bàng” công nghệ?

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã chia sẻ về khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam với các tập đoàn công nghệ lớn đặc biệt là các tập đoàn bán dẫn.

Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

“Các doanh nghiệp đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, việc họ đến Việt Nam và đầu tư ở các quốc gia khác là chuyện bình thường”, ông chia sẻ.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc đầu tư của các tập đoàn lớn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là các yếu tố khách quan như tình hình địa chính trị – kinh tế; xu hướng đầu tư và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các vấn đề về an ninh.

Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư là chiến lược, mục tiêu phát triển, mức độ phù hợp đối với địa bàn đầu tư, nguồn lực và khả năng triển khai.

Cuối cùng là sự sẵn sàng của Việt Nam về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Việt Nam đang có gì để đón các đại bàng công nghệ? - 1

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung chia sẻ tại họp báo

Về thể chế, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Đặc biệt, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế đặc thù ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn công nghệ, trong đó có ngành chip, bán dẫn.

“Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng các ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam”, ông Trung nhấn mạnh.

Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đang được tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn thiện về đường bộ, đường thủy và đường không.

Ngoài ra, Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các dự án đầu tư và hướng tới phát triển năng lượng bền vững.

Không những vậy, Việt Nam cũng đã tập trung phát triển các khu công nghệ cao. Như Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao đã được đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có các cơ chế, chính sách ưu đãi tạo các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động.

Về nguồn nhân lực, Việt Nam đang có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn và các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển.

Bên cạnh đó 3 yếu tố trên, các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao là sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn công nghệ lớn. Thứ trưởng cho biết lãnh đạo Tập đoàn Nvidia đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về AI và bán dẫn.

Các khả năng hợp tác bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.

Key Takeaway

  • Việt Nam thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ, đặc biệt là bán dẫn.
  • Môi trường đầu tư và kinh doanh đang được cải thiện và ưu đãi được tạo ra cho các công ty công nghệ.
  • Cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.
  • Việt Nam tập trung vào phát triển khu công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
  • Sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và chip được đánh giá cao.
  • Các tập đoàn công nghệ lớn như Nvidia đã cam kết hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực AI và bán dẫn.
  • Hợp tác có thể bao gồm xây dựng trung tâm siêu tính toán, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, và phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu và khởi nghiệp về AI.

Nguồn tham khảo:Bao Dan Tri | Liên kết

Tham khảo thêm dịch vụ của SIA|Liên kết

Nỗ lực thực hiện mục tiêu Net Zero của Việt Nam

Thực hiện mục tiêu phát thải ròng (Net Zero) vào năm 2050 sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng là một hành trình không dễ dàng với nhiều thách thức đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp…

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, với định hướng và giải pháp mạnh mẽ như hiện nay, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, cũng như các hành động cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực, Việt Nam có thể đạt các mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero.

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam phải giải bài toán vừa hướng tới nền kinh tế carbon thấp, đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2045 như đã đề ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tìm nhìn đến năm 2045.

HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NET ZERO

Từ cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại COP26, Việt Nam đã triển khai nhiều hành động, sáng kiến cụ thể.

Sau COP26 và COP27, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia đã triển khai thực hiện cam kết; các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động, trong đó có: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; phát triển 1 triệ̂u ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; xây dựng và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, ban hành Kế hoạch thực hiện cơ chế đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)…

Tại Hội nghị COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Thủ tướng khẳng định chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt được định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các mục tiêu phát triển bền vững với tinh thần lấy người dân làm trung tâm.

Việt Nam đã có những bước triển khai rất quyết liệt, mạnh mẽ và đầy tham vọng thời gian qua để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Thủ tướng nhấn mạnh 12 hành động cụ thể của Việt Nam, trong đó có việc xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch theo hướng xanh, giảm phát thải, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo…

Nỗ lực thực hiện mục tiêu Net Zero - Ảnh 1

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, TS.Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng Ban biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đánh giá việc cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là một mục tiêu khá tham vọng. Bởi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, thâm dụng lao động, sản xuất chưa theo hướng áp dụng công nghệ cao, công nghệ carbon thấp, nên việc tiêu thụ năng lượng, phát sinh chất thải là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, để thực hiện theo lộ trình phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngay sau Hội nghị COP26, văn bản đầu tiên chính thức hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 896/QĐ-TTg. “Một trong những nội dung quan trọng mà chiến lược đã xác định là đỉnh phát thải vào năm 2035. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực rất lớn mới có thể đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, ông Linh nhận định.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả biến đổi khí hậu tại COP26; trong đó nêu rõ mục tiêu các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành và địa phương cần được rà soát, cập nhật và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chuyên gia Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC), cho rằng trước tiên cần làm rõ các lĩnh vực thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tương ứng với 5 lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu và Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Trong mỗi lĩnh vực, các mục tiêu được xây dựng cùng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính tương ứng và được thể hiện trong Cam kết quốc gia tự quyết định (NDC) bản sửa đổi 2022 Việt Nam đã nộp cho UNFCCC.  Dựa trên đó, từng bộ, ngành phụ trách lĩnh vực sẽ xây dựng các kế hoạch giảm phát thải với các lộ trình, chiến lược cấp ngành để đạt được các mục tiêu của lĩnh vực và quốc gia đã cam kết.

Do vậy, các mục tiêu và lộ trình cấp lĩnh vực đã được cân nhắc xây dựng phù hợp với các chính sách, mục tiêu phát triển, thực trạng phát thải khí nhà kính và công nghệ, tiềm năng giảm phát thải của lĩnh vực đó.

TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI TRONG 5 LĨNH VỰC CHỦ ĐẠO

Ông Linh cho hay Việt Nam đã xác định danh sách các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực phát thải chính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và thực hiện các giải pháp giảm phát thải. Để giảm phát thải khí nhà kính, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 đã chia thành hai giai đoạn với mức giảm phát thải của các lĩnh vực khác nhau.

Theo đó, đến năm 2030, mục tiêu tổng lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia sẽ giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU). Cụ thể, trong lĩnh vực năng lượng sẽ giảm 32,6% và lượng phát thải không vượt quá 457 triệu tấn CO2 tương đương.

Lĩnh vực nông nghiệp kỳ vọng giảm khoảng 43% lượng phát thải. Lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ carbon, lĩnh vực này có khả năng hấp thụ ít nhất -95 triệu tấn CO2. Lĩnh vực chất thải giảm khoảng 60,7%; các quá trình công nghiệp sẽ giảm 38,3%. Đặc biệt, các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hàng năm từ 2.000 tấn CO2 trở lên phải thực hiện giảm phát thải.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu Net Zero - Ảnh 2

Đến năm 2050, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng 0; lượng phát thải đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm nhanh; trong đó, lĩnh vực năng lượng giảm 91,6% và lượng phát thải không vượt quá 101 triệu tấn CO2. Điều này có nghĩa trong vòng 20 năm sẽ giảm khoảng 300 triệu tấn. Đây là mức giảm rất lớn, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ năng lượng…

Nguồn:VNECONOMY | Liên kết

Tham khảo thêm dịch vụ của SIA|Liên kết 

Phát triển kinh tế carbon thấp: Điều kiện ‘cần’ để hướng đến kinh tế tuần hoàn Việt Nam

Với cam kết về mục tiêu Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và cam kết chống suy thoái rừng theo quy định chống phá rừng EUDR của Ủy ban châu Âu áp dụng vào cuối năm 2024, sẽ hướng đến nền kinh tế carbon thấp, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp.

Kinh nghiệm phát triển thị trường carbon trên thế giới

TS. Bùi Đức Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thị trường tín chỉ carbon trên thế giới hoạt động rất sôi động, ở khắp các châu lục. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, cách thức và thời điểm vận hành khác nhau.

Liên minh châu Âu là nơi triển khai thực hiện thị trường carbon sớm nhất trên thế giới, vận hành vào năm 2005, đến nay trải qua 5 giai đoạn. Thị trường Hàn Quốc vận hành thử nghiệm vào năm 2012, chính thức vào năm 2015 và trải qua 3 giai đoạn. Thị trường Trung Quốc vận hành thử nghiệm năm 2012 tại một vài tỉnh và chính thức trên toàn quốc từ năm 2022. Các nước, như Anh vào năm 2021, Nhật Bản vừa kết thúc thử nghiệm, vận hành chính thức từ 4/2023.

Trên thế giới có 3 hình thức thức vận hành thị trường carbon là bắt buộc, tự nguyện và tuân thủ theo Điều 6 Thỏa thuận Paris. Ngoài ra, có một hình thức không liệt vào 3 loại trên, tương đối đơn giản là mang lên sàn mua bán. Singapore đang thực hiện theo hình thức này.

Về giá tín chỉ carbon, theo TS. Bùi Đức Hiếu, ở hình thức tuân thủ theo Điều 6 Thỏa thuận Paris sẽ không có giá tín chỉ carbon. Giá tín chỉ carbon chỉ có ở hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai, được định giá thông qua đấu giá hoặc mua bán trên sàn. Giá tín chỉ carbon hiện phụ thuộc vào cung và cầu, phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực phát thải. Tại Hàn Quốc, hiện giao dịch khoảng 5-6 USD/tín chỉ, Australia 25 USD, Trung Quốc 10 USD…

Về việc vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon, TS. Bùi Đức Hiếu cho biết, trong các quốc gia kể trên ở khu vực châu Á chỉ có Hàn Quốc là sớm. Các quốc gia khác, như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, hay các nước Nam Mỹ và nhiều nước khác cũng đang trong thời gian chuẩn bị vận hành như Việt Nam. Tức là, đặt mục tiêu đến năm 2025 vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon, năm 2028 vận hành chính thức. Có thể có những quốc gia sẽ thúc đẩy lộ trình này lên sớm hơn 1-2 năm.

Phát triển kinh tế carbon thấp: Điều kiện 'cần' để hướng đến kinh tế tuần hoàn- Ảnh 2.

Khi tham gia thị trường carbon sẽ làm tăng thương hiệu của doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều điểm cộng trong đàm phán, xuất khẩu sản phẩm 

Tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp 

Thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon tự nguyện thế giới gần 20 năm trước. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường carbon trở thành công cụ ngày càng quan trọng.

Tính đến nay, Việt Nam đã có 150 dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và là một trong 4 nước có dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch đăng ký nhiều nhất. Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường carbon năng động, chất lượng và hiệu quả.

Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn. Nếu chúng ta áp dụng sớm thị trường carbon, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải giảm phát thải, sẽ tác động lớn đến nền kinh tế. Mặc dù doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều chi phí để chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi theo hướng phát triển xanh nhưng đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thì không thể chậm hơn, cần phải chuyển đổi, nếu không sẽ tụt hậu với thế giới.

Về lợi ích vĩ mô, doanh nghiệp giảm phát thải, tham gia thị trường carbon là cùng Chính phủ để thực hiện cam kết quốc tế trong giảm phát thải. Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu.

Tiếp đến, xét về lợi ích cũng như cơ hội, khi tham gia thị trường carbon, tài chính xanh chắc chắn sẽ làm tăng thương hiệu của doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều điểm cộng trong đàm phán, xuất khẩu sản phẩm.

Không chỉ vậy, thực hiện giảm phát thải cũng là cơ hội để chính doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất, công nghệ. Qua đó tạo ra tín chỉ để bán ra thị trường, thu về lợi nhuận. Có thể ví dụ một doanh nghiệp điển hình trên thế giới đã tiên phong và có tầm nhìn dài là Tesla (Mỹ). Năm 2022, doanh nghiệp này bán tín chỉ carbon thu về 1,78 tỷ USD, chiếm 10% tổng lợi nhuận.

Nói về cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào phát triển nền kinh tế cacbon thấp, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho biết, Việt Nam có 14,2 triệu ha rừng, chiếm 42% diện tích đất nước, trong đó có 7 triệu ha trừng trồng sản xuất. Với diện tích rừng tự nhiên và trừng trồng sản xuất này, nếu biết quản trị hiệu quả, chứng minh được sự tăng trưởng sinh khối và giảm phát thải, thì đây chính là nguồn tín chỉ carbon dồi dào. Vừa qua Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD đầu tiên (tương đương với 10,3 triệu tín chỉ carbon) từ Ngân hàng Thế giới do chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.

Do đó, theo ông Khanh, bên cạnh thách thức để doanh nghiệp gỗ tham gia vào thị trường carbon rất lớn thì cơ hội cũng không hề nhỏ mà còn tạo tiền đề để hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn.

Bởi vì, ngành gỗ được hưởng lợi từ xu hướng sử dụng các vật liệu gỗ thay thế cho cho các vật liệu có phát thải cao như kim loại, nhựa, bê tông… Bên cạnh đó, gỗ không chỉ được sử dụng nhiều trong sản phẩm nội thất như trước đây, mà sẽ có cơ hội lớn trong ngành xây dựng với mass timber (gỗ cấu kiện lớn). Ngoài ra, vật liệu từ gỗ cũng sẽ được dùng nhiều trong ngành năng lượng sinh khối tái tạo (renewable biomass energy), ngành tiêu dùng, bao bì… vì khả năng phát thải thấp, dễ phân hủy và tái chế.

“Với khả năng phát thải âm, ngành công nghiệp gỗ và đặc biệt là lâm nghiệp có thể đạt lượng tín chỉ carbon để giao dịch bù đắp cho các ngành công nghiệp khác”, ông Khanh nhận định.

Mới đây, vào ngày 24/1/2024, trong khuôn khổ Hội nghị kêu gọi đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh TPHCM, ông Mani Mathukumara, Chuyên gia trưởng về kinh tế-môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, để doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch thị trường tín chỉ carbon thế giới, trước tiên các doanh nghiệp phải có ý tưởng, dự án, sau đó mang dự án, ý tưởng này đến đơn vị để xác minh và các đơn vị này đồng thời cung cấp nguồn tài chính, đối tác để tham gia vào mua bán tín chỉ trên thị trường.

Hiện nay WB cũng đang thực hiện chức năng này và việc WB hợp tác và hỗ trợ TPHCM tạo cơ chế để có thể kết nối với các đơn vị xác minh cũng như kết nối cung cầu về tín chỉ carbon cũng sẽ là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp Việt nam tham gia vào thị trường tín chỉ carbon đầy tiềm năng này.

Phát triển kinh tế carbon thấp: Điều kiện 'cần' để hướng đến kinh tế tuần hoàn- Ảnh 3.

Thát triển thị trường tài chính xanh, trong đó then chốt là thị trường carbon, sẽ là chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công

Chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) cho rằng, kinh tế xanh, kinh tế carbon, thị trường carbon… không chỉ còn là vấn đề môi trường, mà ngày nay nó đang trở thành xu hướng của thời đại kinh tế. Trong thời gian tới, việc minh bạch thông tin các báo cáo về phát thải, chỉ số carbon… chắc chắn sẽ mang tính bắt buộc. Ví dụ, khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, bên cạnh báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ phải có báo cáo về việc định lượng, kiểm kê toàn bộ số lượng phát thải khí nhà kính của mình.

Bên cạnh đó, chuyển đổi xanh là nguồn động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Các tiêu chuẩn “xanh” đang được định hình và đẩy nhanh đi vào thực thi theo hướng gắn thương mại và đầu tư quốc tế với các tiêu chí về giảm phát thải carbon, phát triển bền vững, lao động và môi trường. Cùng với đó, các liên kết, sáng kiến mới gắn với các lĩnh vực xanh cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Do đó, phát triển thị trường tài chính xanh, trong đó then chốt là thị trường carbon, sẽ là chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công. Đây là thời điểm then chốt để Việt Nam xác lập, không ngừng gia tăng vị thế trong các chuỗi giá trị xanh toàn cầu.

Để thực hiện được mục tiêu về phát triển bền vững, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chiến lược quan trọng về tăng trưởng xanh và phát triển xanh, trong đó có lộ trình phát triển công cụ định giá carbon, đặc biệt là thị trường carbon tuân thủ. Trước tiên, Việt Nam dự kiến đẩy nhanh xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính; hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế và thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025.

Đại diện các tổ chức về môi trường quốc tế đã đánh giá, Chính phủ Việt Nam đã có sự chuẩn bị tương đối tốt từ khu vực công. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế carbon thấp cần chú trọng cách tiếp cận nhiều bên, tăng cường hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực, các cấp. Đặc biệt là đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện phát triển cung, cầu trong thị trường carbon.

Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về carbon bảo đảm chất lượng, làm căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các doanh nghiệp và nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương thức, công cụ, như cơ chế phát triển sạch, cơ chế tín chỉ chung, thị trường bắt buộc và tự nguyện…

Nguồn tham khảo: Bo Cong Thuong Viet Nam |Liên kết

Tham khảo thêm dịch vụ của SIA|Liên kết

Việt Nam triển khai chiến lược quốc gia về bán dẫn trong 2024

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định bán dẫn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia và kêu gọi doanh nghiệp trong nước phát triển.

Trong chuyến thăm đầu xuân tại Tập đoàn FPT chiều 15/2, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá sự đặt cược của FPT vào ba mũi nhọn chính gồm AI, chip bán dẫn và automotive “là lựa chọn chiến lược rất đúng đắn”.

Riêng về ngành công nghiệp bán dẫn, theo ông Hùng, một khi loài người còn phát triển dựa trên thông tin và dữ liệu như yếu tố đầu vào của sản xuất, chip bán dẫn vẫn là trọng yếu do đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu.

“Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng. Không chỉ vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới”, ông nói. Để đón đầu tương lai này, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về Công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024.

Chiến lược này được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo năm 2023, với mục tiêu Việt Nam có 50 nghìn kỹ sư thiết kế, hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan, đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử. Từ mục tiêu này sẽ đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện thể chế, chính sách, phát triển và đào tạo nhân lực, nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp, hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam, hợp tác quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại tập đoàn FPT, chiều 15/2. Ảnh: Vân Anh

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại Tập đoàn FPT, chiều 15/2

Nhắc đến thống kê về quy mô thị trường thiết kế chip bán dẫn là khoảng 60 tỷ USD mỗi năm, ngành bán dẫn nói chung là 600 tỷ USD mỗi năm, nhưng ngành công nghiệp điện tử có thể đạt 3.000 tỷ USD hay ngành chuyển đổi số là 20 nghìn tỷ USD, Bộ trưởng khuyến nghị các doanh nghiệp như FPT cần nhìn ngành này trong một bức tranh lớn.

Theo ông, người Việt có lợi thế lớn về nguồn nhân lực, với năng khiếu trong các ngành toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học (STEM) – đều là yếu tố căn bản trong việc làm chip. “Từ lợi thế nhân lực sẽ tạo ra lợi thế khác. Từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Công nghiệp bán dẫn là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số và chuyển đổi số là thị trường lớn nhất của chip bán dẫn. Phát triển ngành bán dẫn sẽ là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử trong nước, mở rộng ra các mảng như thiết bị điện tử viễn thông, tiêu dùng, y tế, công nghiệp, đặc biệt khi lĩnh vực thiết bị AI đang phát triển.

“Việt Nam có 100 triệu dân, là thị trường lớn đang ở giai đoạn phát triển nhanh, công nghiệp hóa chuyển đổi số nhanh, tiêu dùng nhanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp bán dẫn nước nhà”, ông nói.

FPT đặt cược vào AI, bán dẫn và công nghệ ôtô

Chia sẻ với Bộ trưởng, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết năm 2023, tập đoàn đạt doanh thu 52.618 tỷ đồng, tăng trưởng 19,6%, lợi nhuận 9.203 tỷ, tăng 20,1% so với năm trước đó. Điểm nhấn của tập đoàn là phát triển ở thị trường nước ngoài, với doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin từ nước ngoài lần đầu đạt một tỷ USD, mở rộng hiện diện ở 30 quốc gia.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ tại buổi gặp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chiều 15/2. Ảnh: Vân Anh

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ tại buổi gặp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chiều 15/2.

Về định hướng năm 2024, ông Bình khẳng định AI, bán dẫn và công nghệ ôtô sẽ là ba hướng đi khối công nghệ FPT sẽ tập trung. Ở lĩnh vực chip bán dẫn, FPT Semiconductor là công ty Việt Nam đầu tiên thiết kế chip thương mại hóa, có đơn hàng 70 triệu chip cho Nhật Bản, Hàn Quốc. Với ngành công nghiệp ôtô, tập đoàn đã thành lập công ty FPT Automotive, có đội ngũ 4.000 chuyên gia trong mảng phần mềm ôtô và nhiều đối tác, khách hàng là tên tuổi lớn toàn cầu.

Với AI, công ty cũng có đội ngũ chuyên gia lớn và đã xây dựng trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định, tham gia vào liên minh AI thế giới do IBM và Meta khởi tạo.

“Để đạt mục tiêu lớn, FPT nghĩ quan trọng nhất là con người, hạnh phúc và chúng tôi dùng AI giúp con người, cuộc sống hạnh phúc hơn”, ông Bình nói.

Sau chia sẻ của đại diện FPT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá tập đoàn đã có thể sánh vai với các hãng công nghệ lớn trên thế giới và truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp công nghệ số khác. Việt Nam hiện có hơn 40 nghìn doanh nghiệp công nghệ số, nhưng phần lớn có quy mô nhỏ. Năm 2023, 1.500 doanh nghiệp Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tổng đạt trên 7,5 tỷ USD. “Họ rất cần những doanh nghiệp lớn, thành công như FPT để nhìn vào và có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khi đi ra nước ngoài”, ông nói.

Bộ trưởng đề nghị FPT trở thành doanh nghiệp công nghệ toàn cầu và đưa tỷ trọng doanh thu từ nước ngoài lên 70%, đồng thời tập trung cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vì “đây là hai chuyển đổi quan trọng nhất của thế kỷ”.

Về phát triển AI, ông Hùng khuyến nghị phát triển AI dưới dạng dịch vụ để tất cả người dân Việt Nam có thể sử dụng, tạo ra giá trị và kiếm tiền từ trí tuệ nhân tạo. “Để AI trao quyền cho con người, AI phải phổ cập như dịch vụ, và trách nhiệm phổ cập này thuộc về các công ty công nghệ số như FPT”, Bộ trưởng nói.

Nguồn:VNEXPRESS |Liên kết

Tham khảo dịch vụ SIA tại đây

‘Con đường’ nào đưa Việt Nam đi sâu vào ngành chip bán dẫn nghìn tỷ USD?

Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, các chuyên gia đều đánh giá rằng Việt Nam có đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ở công đoạn thiết kế, lợi thế giúp Việt Nam giành được thị phần trong miếng bánh nghìn tỷ USD này.

Miếng bánh nghìn tỷ USD và cơ hội cho Việt Nam

Trao đổi với VnBusiness, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), cho rằng: Với 3 công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn là thiết kế, sản xuất, kiểm thử và đóng gói, thì Việt Nam chỉ mới có hoạt động ở công đoạn đầu và công đoạn cuối. Hiện tại, Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất bán dẫn.

-3562-1708681077.jpg

Nếu phát triển được công nghiệp bán dẫn sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam.

Đối với thiết kế: Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có các công ty VHT (Viettel) và FPT Semiconductor tham gia với khoảng 200 nhân viên. Còn lại khoảng 36 công ty nước ngoài đến từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam cùng với đội ngũ nhân lực ước tính khoảng 5.600 kỹ sư.

Đối với kiểm thử, đóng gói: Việt Nam có nhà máy của Intel và một vài công ty FDI làm công đoạn lắp ráp, kiểm thử và đóng gói. Hiện tại, Intel đã đầu tư vào Việt Nam 1,5 tỷ USD, hoạt động từ 2009 với gần 3.000 kỹ sư. Tại Bắc Ninh, nhà máy Amkor với số vốn đầu tư hơn 1,6 tỷ USD chia làm 3 giai đoạn.

Ở khâu thiết kế, tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng phụ thuộc nhiều vào số lượng doanh nghiệp có trong thị trường. Việc gửi kỹ sư ra nước ngoài làm việc phụ thuộc nhiều vào chất lượng và khả năng đáp ứng các đòi hỏi về kỹ thuật và kỹ năng cũng như trình độ ngoại ngữ của nhân sự được đào tạo tại Việt Nam.

“Với nguồn nhân lực trẻ dồi dào và am hiểu công nghệ, cơ sở hạ tầng số ngày càng phát triển, Việt Nam có lợi thế ở khâu thiết kế”, ông Huy nói.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực kỹ thuật – công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển. Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này.

Thực tế, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor,… Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 13% mỗi năm, đạt được 600 tỷ USD tính đến năm 2021. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, theo nghiên cứu từ tập đoàn tư vấn Boston (BCG).

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới. Ngành công nghiệp này đã mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam cụ thể như: Tăng cường nhu cầu: Với sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, Internet of Things (IoT), … đang tạo ra nhu cầu lớn cho các linh kiện bán dẫn. Việc sản xuất chip có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia đang tìm kiếm nguồn cung cấp an toàn và độc lập trong lĩnh vực bán dẫn.

Cần có hướng đi riêng

Theo GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT, nếu phát triển được công nghiệp bán dẫn sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam, bởi đây là ngành siêu lợi nhuận, ít đất đai và tài nguyên – tài nguyên chính cần là trí tuệ chứ không phải mỏ khoáng hay rừng vàng biển bạc – đây là loại tài nguyên lớn hơn rất nhiều tài nguyên trong lòng đất.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, ngành bán dẫn nếu phát triển ở Việt Nam sẽ đem lại lợi ích to lớn do nguồn tài nguyên mà Việt Nam có thể khai thác được là trí tuệ của dân tộc Việt Nam. “Chúng ta không chỉ đánh thức được nguồn tài nguyên to lớn, tiềm ẩn trong dân tộc Việt Nam mà còn phát triển, “vun trồng” lên, thúc đẩy phát triển đất nước Việt Nam phát triển”, ông Sỹ nói.

Tuy vậy, GS.TS.KH Nguyễn Quốc Sỹ cũng đặt ra vấn đề là Việt Nam sẽ làm thế nào để phát triển được ngành công nghiệp bán dẫn. “Muốn làm được điều này, chúng ta cần biết mình đang ở đâu, có điều kiện gì kể cả thuận lợi và khó khăn để xây dựng dự án khả thi nhất khi triển khai vì mục tiêu và ý nghĩa của công nghiệp bán dẫn”, ông nói.

Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Sỹ, không chỉ Việt Nam thấy được tiềm năng của ngành này mà các quốc gia khác cũng thấy được điều này. Và con đường đi mỗi nước cũng khác nhau. Do vậy, chúng ta cần học tập kinh nghiệm chung của các nước đi trước nhưng cũng cần có cách tiếp cận riêng để “gặt hái” được thành công.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, ngành công nghiệp bán dẫn đang đặt ra các thách thức cho các doanh nghiệp và Chính phủ các nước, trong đó Việt Nam cũng đang phải đối mặt: Chi phí đầu tư cao, mức đầu tư cho sản xuất chip là rất lớn, đòi hỏi cơ sở hạ tầng đặc biệt và các dây chuyền sản xuất phức tạp. Trong thực tế, việc xây dựng một xưởng đúc chip có thể tiêu tốn tới 50 tỷ USD.

Thêm vào đó, ngành công nghiệp bán dẫn đang chịu áp lực từ sự cạnh tranh cao, đặc biệt là từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, và châu Âu. Những quốc gia/khu vực này đã công bố kế hoạch cho lĩnh vực chip của mình từ 50 tới 150 tỷ USD…. Sự phức tạp ngày càng tăng của công nghệ bán dẫn đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh.

Cùng với đó, yêu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao rất lớn, và thực tế nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đang dừng lại ở giai đoạn đầu, kỹ năng và trình độ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Theo Bộ KH&ĐT, ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 80 nhưng chúng ta chưa có chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn còn khá sơ khai, chưa có sự tham gia sâu của doanh nghiệp nội địa, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài.

Để ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ta phát triển xứng tầm với các lợi thế sẵn có, Bộ trưởng Bộ Bộ KH&ĐT cho biết: Việc đầu tiên là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với việc xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2030, đề án sẽ làm rõ bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đến năm 2023 có 50.000 nhân lực, với kỳ vọng cung cấp đủ số lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp bán dẫn trong nước và xuất khẩu lao động sang các các thị trường phát triển khác. Xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài. Đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu (R&D), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới…

Nguồn: VNBUSINESS | Liên kết

Tham khảo thêm dịch vụ của SIA tại đây

 

Tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 40,2%

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMVP), mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.

tong-von-dau-tu-nuoc-ngoai.png

Tổng vốn đầu tư vào ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký (Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tháng 1/2024. Kết quả này được đánh giá là rất tích cực, bởi tháng 1 năm ngoái, tổng vốn đầu tư đăng ký giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, có 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 24,2% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD (tăng 66,9% so với cùng kỳ); có 75 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 15,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 235,4 triệu USD (giảm 23,1% so với cùng kỳ); có 174 lượt GVMCP của NĐTNN (giảm 14,7% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 116,5 triệu USD (giảm 33,1% so với cùng kỳ).

Vốn đầu tư đăng ký mới tháng 1/2024 tăng mạnh so với cùng kỳ do tăng số lượng dự án mới (tăng 24,2%) và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 600 triệu USD).

Các NĐTNN đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ;

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký;

Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.

Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,9%) và GVMCP (chiếm 49,4%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng số lượt điều chỉnh vốn cao nhất (73,3%).

Đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ; tiếp theo là Samoa, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc),…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 19%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,7%) và GVMCP (chiếm 25,3%).

Các NĐTNN đã đầu tư vào 35 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 1/2024. Hà Nội dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 867 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai,…

Vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh do có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD, với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội.

Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,1%) và GVMCP (chiếm 78,2%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 16%).

Tính tới ngày 20/1, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng trong tháng 1/2024. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt hơn 24,82 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 27,7 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ, chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 21,3 tỷ USD, tăng 37% so cùng kỳ và chiếm 63,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong tháng 1/2024, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 3,5 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 3,4 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 3 tỷ USD.

Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong thực hiện mục tiêu Net Zero của Việt Nam

So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.

Chính phủ đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, xây dựng kinh tế cacbon thấp. Để đạt được mục tiêu trên, cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.

Phát thải ròng bằng 0: từ cam kết đến hành động của Việt Nam

Tại Hội nghị COP26, việc Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Qua đó, khai thông cơ hội cho quốc gia tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ngay sau COP26, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo. Các bộ, cơ quan liên quan đã tập trung xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện cam kết.

Đến nay, các bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030… Một số bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch hành động của ngành triển khai cam kết tại COP26.

Nhiều bộ, ngành đã ký kết các thỏa thuận hợp tác thực hiện cam kết COP26 với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Môi trường Hàn Quốc, Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng Citi Bank, Ngân hàng BIDV; xúc tiến trao đổi với Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Standard Chattered về các nội dung hợp tác để triển khai các cam kết của COP26. Các định chế tài chính trong và ngoài nước như ADB, CitiBank, HSBC, SCB, BIDV, IFC… cũng đang hỗ trợ Việt Nam triển khai các cam kết tại COP26.

Các địa phương đã nhận thức và tổ chức triển khai, quán triệt về các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 thông qua thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; tăng cường năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ; tuyên truyền các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn năng lượng xanh; đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trên địa bàn thuộc đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước bước đầu đã nghiên cứu và giảm dần các nguồn năng lượng hóa thạch. Các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân trong nước cũng hành động ngay cùng Chính phủ. Một số tập đoàn đa quốc gia sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, trong thời gian ngắn kể từ Hội nghị COP26 đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan đã triển khai nhiều hành động thực hiện cam kết, nhận được sự ủng hộ vào cuộc của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, các địa phương và doanh nghiệp. Việc thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26 đòi hỏi phải quyết tâm, nỗ lực cao; huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế là rất quan trọng.

điện rác.jpg
Kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm lượng rác thải phát sinh ra môi trường.

Kinh tế tuần hoàn giúp giảm phát thải khí nhà kính

Như đã trình bày, tại COP26 các quốc gia đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 để giữ cho mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Trong đó, chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm.

Tuy nhiên, theo nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ Ellen Macarthur, chuyển đổi năng lượng, cùng với tiết kiệm sử dụng hiệu quả năng lượng chỉ đóng góp được 55% cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, còn 45% nằm ở các giải pháp kinh tế tuần hoàn.

Quỹ Ellen Macarthur đã tính toán và đưa ra ví dụ minh họa: Thế giới có thể giảm 38% lượng khí thải từ vật liệu xây dựng vào năm 2050 bằng cách loại bỏ chất thải trong các tòa nhà và quá trình xây dựng, chia sẻ mục đích sử dụng các tòa nhà nhiều hơn; tái sử dụng và tái chế vật liệu xây dựng. Tương tự như vậy, có thể giảm một nửa lượng khí thải từ hệ thống thực phẩm vào năm 2050 thông qua các biện pháp tuần hoàn trong nông nghiệp.

Do vậy, việc áp dụng các nguyên tắc loại bỏ chất thải và ô nhiễm, lưu thông các sản phẩm, nguyên liệu và tái tạo thiên nhiên trong mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể là việc giảm thiểu và loại bỏ chất thải và ô nhiễm sẽ giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi giá trị bằng cách luân chuyển, thu giữ lại năng lượng có trong các sản phẩm và vật liệu, tái tạo tự nhiên giúp cô lập và thu giữ được carbon.

Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…

Xã hội sẽ được hưởng lợi nhờ giảm chi phí trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân…

Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.

Nguồn: VIETNAMNET | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA tại đây

Thiết lập trụ cột nào để phát triển ngành chíp bán dẫn Việt Nam?

Việt Nam là quốc gia tiềm năng trong xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ. Tuy nhiên để Việt Nam nắm bắt cơ hội và bứt phá vươn lên, cần có chính sách cho các doanh nghiệp và đầu tư cho các trường đại học.

Theo đó, trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, thuộc về sứ mệnh các trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ giỏi trong lĩnh vực này, với sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học.

Trụ cột thứ hai thuộc về sứ mệnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn tham gia vào hệ sinh thái và các chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp phải đào tạo được các kỹ thuật viên lành nghề về vi mạch và bán dẫn.

Việt Nam có lợi thế để tham gia khâu thiết kế và đóng gói, tiến tới tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm và trụ cột thứ ba là chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn, tiến tới các doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được các công nghệ lõi.

Tóm lại cần làm tốt cả 4 yếu tố là chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng – nguồn lực và các cơ chế liên quan.

Thiết lập trụ cột nào để phát triển ngành chíp bán dẫn? -0

Đến 2030 Việt Nam cần đào tạo 50.000 nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn nên nhiều trường đại học trên cả nước đã vào cuộc

Mấu chốt để bứt phá với các doanh nghiệp Việt Nam là phải làm chủ công nghệ

Theo số liệu thống kê, quy mô của ngành điện tử Việt Nam đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn. Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử, được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Các doanh nghiệp Việt như Viettel và FPT bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng IC toàn cầu. Nhà máy đóng gói và kiểm định của Intel tại TP HCM đến cuối năm 2022 đã xuất xưởng hơn ba tỷ chip và có kế hoạch tiếp tục đầu tư thời gian tới. Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào thị trường này.

Các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu đã, đang và tiếp tục đầu tư và Việt Nam như Amkor, Marvell, Sysnosys, Infineon Technologies, Hana Micron, Samsung…Tháng 9/2023, tại Hà Nội, hiệp hội bán dẫn Đông Nam Á (thành viên của hiệp hội bán dẫn toàn cầu) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2023: Kết nối Việt Nam với Hệ sinh thái bán dẫn Đông nam Á.

Hội nghị thu hút đông đảo các doanh nghiệp trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu tới tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cuối năm 2023, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm chính chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden sang Việt Nam; Thủ tướng Việt Nam đã đi thăm một số công ty bán dẫn lớn tại Mỹ. Các công ty này cũng đã bày tỏ mong muốn giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất chip bán dẫn lớn. Tất cả những nhân tố đó cộng với lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh địa chính trị như hiện nay sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam với quy mô dân số vàng, lực lượng lao động trẻ, năng động, thông minh, chăm chỉ là nguồn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tiềm năng.

Bán dẫn là ngành công nghiệp rất lớn gồm nhiều khâu từ thiết kế, chế tạo đến kiểm thử, đóng gói và phân phối. Việt Nam hiện đào tạo nhiều ngành để tham gia vào ngành công nghiệp này. Quy mô của ngành điện tử Việt Nam hiện nay đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn trong các khâu thiết kế và đóng gói.

Điểm mấu chốt để bứt phá với các doanh nghiệp Việt Nam là phải làm chủ công nghệ, có công nghệ lõi chứ không phải chỉ vận hành dây chuyền. Đặc biệt là phải nhanh chóng tham gia được vào chuỗi phân phối sản phẩm trong thời gian tới.

Việt Nam đã có khoảng 1.000 công bố quốc tế liên quan đến ngành bán dẫn

Nguồn nhân lực là quan trọng nhất bởi con người là trung tâm, là chủ thể và là động lực phát triển. Đối với nguồn nhân sự phục vụ cho lĩnh vực công nghệ đang được đào tạo và ra trường mỗi năm tại 300 trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

Trong đó khoảng 35 trường có chương trình đào tạo hoặc chuyển đổi từ những nhóm ngành nghề liên quan đến bán dẫn và vi mạch, trong số đó, 11 trường có các chương trình đào tạo truyền thống sát với lĩnh vực bán dẫn và vi mạch này.

Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đơn vị đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, với sứ mệnh thực hiện nghĩa vụ quốc gia, đang triển khai đào tạo khoảng 20 ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực bán dẫn như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Vật lý, Vật liệu điện tử, Vật lý vô tuyến và điện tử, Cơ điện tử, công nghệ thông tin… Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, kinh nghiệm thực hiện các đề tài dự án và kinh nghiệm hợp tác quốc tế, thực hiện đào tạo các khâu thiết kế, chế tạo, đóng gói, kiểm thử, phát triển ứng dụng trong chuỗi giá trị bán dẫn.

Bên cạnh đào tạo, hoạt động nghiên cứu cũng rất được chú trọng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.000 công bố quốc tế liên quan đến ngành bán dẫn, khoảng 600 công bố liên quan đến vi mạch (tính thống kế đến cuối năm 2022). ĐHQGHN cũng đã có các đầu tư từ sớm cho các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn và vi mạch, cho các phòng thí nghiệm tích hợp các hệ thống thông minh chuyên về thiết kế vi mạch, phòng sạch (cleanroom) cho nghiên cứu chế tạo vật liệu, linh kiện điện tử (Trung tâm Nano và năng lượng, TN trọng điểm Công nghệ Micro & Nano).

Nguồn nhân lực thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật này được các đơn vị sử dụng nhân lực đánh giá cao, có kiến thức nền tảng tốt, chỉ cần thêm thời gian đào tạo chuyên sâu ngắn hạn khoảng 3 tháng là có thể đáp ứng làm việc tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bán dẫn.

Tuy nhiên xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn trên quy mô toàn cầu. Hiện chúng ta có khoảng hơn 5000 kĩ sư thiết kế vi mạch.  Nhân lực lĩnh vực bán dẫn toàn cầu ước tính khoảng hơn 2 triệu, và có nhu cầu bổ sung thêm hơn một triệu nhân lực vào năm 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đến 2030 Việt Nam cần đào tạo 50.000 nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn nên nhiều trường đại học trên cả nước đã vào cuộc, đã có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế vi mạch và bán dẫn trong thời gian tới.

Thiết lập trụ cột nào để phát triển ngành chíp bán dẫn? -0

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Chủ tịch Hội đồng Trường – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tác giả bài viết

Cần có một kịch bản và chiến lược quốc gia trong lĩnh vực chíp bán dẫn

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực trong lĩnh vực này, chúng ta cần xác định đầu tư vào từng mảng nhân lực cụ thể. Nếu Việt Nam hướng đến thiết kế chip thì các lĩnh vực cần đầu tư đào tạo thêm là Kĩ thuật điện tử, Kĩ thuật máy tính, Vật lí.

Còn nếu hướng đến chế tạo chip thì phải có Vật lí, Tự động hóa, Điện tử… Còn hướng tới đóng gói chip là Điện tử, Hóa, Tự động hóa… Như vậy phân khúc thị trường sẽ yêu cầu các ngành đào tạo phù hợp. Tóm lại là cần có một kịch bản và chiến lược quốc gia trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó về cơ chế, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đồng hành với các cơ sở đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực; Thu hút nhà nghiên cứu giỏi trong và ngoài nước trong lĩnh vực tham gia giảng dạy tại các trường đại học; Huy động nguồn lực và đội ngũ thức Việt kiều. Đồng thời cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo; tăng cường đầu tư các đề tài, dự án nâng cao năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan;

Đặc biệt cần có chính sách và nguồn lực để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu quốc tế, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực liên quan đến vi mạch và bán dẫn trong các trường đại học, viên nghiên cứu và cả trong các doanh nghiệp.

Mặt khác, các trường Đại học cũng cần thống nhất với nhau quy hoạch, rà soát và  xây dựng các chương trình đào tạo theo các định hướng như đã đề cập trên đây; chia sẻ giáo trình, học liệu, phần mềm thiết kế trong các đơn vị đào tạo.

Nguồn:Bao dien tu Dai Bieu Nhan Dan | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA taị đây

ESG Khu Công Nghiệp Việt Nam là một hành trình

Liên quan đến phát triển xanh, ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng và đặc biệt nhằm thu hút dòng vốn FDI, việc xây dựng mô hình khu công nghiệp bền vững theo chuẩn ESG đang trở thành xu hướng và ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.

 

Khảo sát từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2022, có tới 83% doanh nghiệp cho rằng thực hành ESG sẽ giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp; 57% doanh nghiệp coi việc áp dụng ESG là cấp thiết thay vì là áp lực tuân thủ quy định nhà nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động ứng dụng công nghệ cao,  giảm thải carbon, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, đóng góp tích cực vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và cam kết Net Zero carbon của Chính phủ vào năm 2050. Đây chính là những ngành kinh tế mới tạo giá trị mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 của PwC cho biết, tỷ lệ cam kết thực hành ESG của các doanh nghiệp niêm yết là 93%, vượt mức trung bình của Việt Nam là 80%. Tuy nhiên, chỉ có 35% doanh nghiệp niêm yết đã thiết lập kế hoạch ESG, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình là 44%. Hơn một nửa doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch trong 2 – 4 năm tới.

Đối với bất động sản khu công nghiệp (KCN), việc quy hoạch KCN để có thể giảm thiểu khí thải, đảm bảo môi trường làm việc tốt và gìn giữ môi trường sống cho nhân viên tại KCN cũng như cư dân địa phương xung quanh là vấn đề cấp bách, vì ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như khí hậu toàn cầu.

Việc thực hành ESG, tăng trưởng xanh trong các KCN sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, từ việc tạo ra giá trị kinh tế bền vững, mang đến những lợi ích lâu dài để thu hút vốn đầu tư FDI.

Không dễ để các doanh nghiệp bất động sản KCN thay đổi nếu không nhìn nhận ra được những lợi ích của việc thực hành ESG. Điển hình như sẽ nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, cam kết với ESG được coi là có đạo đức, đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng; thu hút vốn đầu tư FDI giữa xu hướng các nhà đầu tư đang ngày càng tìm kiếm các công ty có thông lệ ESG tốt.

Các công ty có thực hành ESG tốt sẽ có xu hướng thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên tốt hơn, cũng như giảm chi phí luân chuyển nhân viên; đồng thời tăng khả năng sinh lời. Các doanh nghiệp tập trung vào ESG thường có hiệu quả hoạt động tốt hơn và tiết kiệm chi phí, dẫn đến lợi nhuận cao hơn theo thời gian.

Bằng cách tạo ra các mô hình kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp bất động sản KCN cũng có thể giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường hoặc bất ổn xã hội.

Đầu tư vào ESG hiện đang nổi lên như một xu hướng cho các doanh nghiệp bất động sản KCN ở nhiều cấp độ. Không chỉ cải thiện hình ảnh công ty mà còn tăng lợi nhuận và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh bền vững.

Để áp dụng ESG, các doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn như thiếu nhất quán và chồng chéo của các khung tiêu chuẩn về ESG; thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn; kinh nghiệm và kiến thức về các quy định, tiêu chuẩn quốc tế về ESG; và cả chi phí vận hành cao trong thời gian đầu.

Theo khảo sát của PwC, có tới 73% doanh nghiệp niêm yết được khảo sát cho rằng việc thiếu quy định minh bạch là thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong việc tích hợp ESG vào khuôn khổ quản lý rủi ro.

Theo ông Matthew Clifford – Giám đốc Phát triển bền vững & ESG của Cushman & Wakefield khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: “Các nhà đầu tư mà chúng tôi trao đổi biết rằng tính bền vững là quan trọng, nhưng họ cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Và trong một số trường hợp, các mục tiêu này bắt đầu xảy ra xung đột chồng chéo”.

Ông Vũ Chí Công – Giám đốc ESG, Quỹ đầu tư VinaCapital nhìn nhận, thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp giảm các rủi ro pháp lý, mở rộng cơ sở khách hàng, tạo tỷ suất lợi nhuận cao hơn và nâng cao tính bền vững tổng thể của doanh nghiệp. Đồng thời, ESG cũng giúp thu hút dòng vốn từ các quốc gia phát triển, điển hình ở châu Âu – nơi vốn tập trung hơn vào các vấn đề ESG và ưu tiên đầu tư vào các quốc gia/khu vực cam kết hướng tới tương lai bền vững.

Ông Nguyễn Hoàng Nam – Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam cho rằng, chuyển đổi năng lượng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện ESG và được coi là góp phần lớn nhất vào việc giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh trên thị trường và góp phần kiến tạo giá trị lâu dài cho doanh nghiệp, bao gồm hình ảnh thương hiệu bền vững giúp thu hút nhà đầu tư nhờ vào mối quan tâm ngày càng lớn của nhà đầu tư đối với các dự án phát triển bền vững.

Là một thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings (HOSEAPH), CTCP Khu Công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát 1 đã thu hút được 5 dự án lớn với tổng vốn đầu tư lên tới gần 90 triệu USD trong nửa đầu năm 2023.

Theo ông Phạm Văn Tuấn – Phó Tổng giám đốc APH kiêm Tổng Giám đốc KCN An Phát 1, Việt Nam hiện là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn sản xuất lớn từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Người tiêu dùng tại những nước phát triển ngày càng quan tâm đến ESG và sẵn sàng trả tiền cao hơn cho sản phẩm được sản xuất theo quy trình đáp ứng ESG. Chính vì vậy, các KCN thực hành tốt ESG ngày càng có sức hút với các tập đoàn nước ngoài.

KCN An Phát 1 quy mô 180 ha (giai đoạn 1) có diện tích đất trồng cây xanh được mở rộng cao hơn mức yêu cầu tiêu chuẩn. Điều này giúp tạo ra những mảng xanh, làm sạch môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Song song đó, KCN An Phát 1 ưu tiên các khách hàng thuộc ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo, không gây ô nhiễm môi trường.

Nhắc tới ESG, không thể không nhắc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex, HOSE: BCM) – một trong những công ty hàng đầu về phát triển KCN và thực hành ESG.

Theo báo cáo thường niên của đơn vị này, tỉnh Bình Dương luôn nằm trong danh sách những tỉnh, thành phố thu hút FDI lớn nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, BCM bổ sung cho mô hình Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ, xây dựng các KCN thông minh, đô thị thông minh xanh, bền vững, tiến tới xây dựng các KCN gắn liền với khoa học và công nghệ để thu hút các ngành có giá trị gia tăng cao, đưa lĩnh vực phát triển KCN lên phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại sự kiện mới đây về “Hướng tới tăng trưởng xanh”, ông Kazama Toshio – Phó Tổng giám đốc CTCP Thanh Bình Phú Mỹ cho hay, KCN Phú Mỹ 3 được lựa chọn là KCN kiểu mẫu, KCN thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành thuộc chương trình phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA đề xuất và đã được chính quyền tỉnh phê duyệt vào tháng 09/2018. Do vậy, KCN Phú Mỹ 3 nâng tầm quan trọng của các mục tiêu phát triển bền vững, các giá trị về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG). Bên cạnh đó, KCN Phú Mỹ 3 cũng xây dựng cơ sở lưu trú cho người lao động, mục tiêu tạo nơi ở cho 10,000 công nhân.

Theo bà Nguyễn Thị Thảo Nhi – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Thanh Bình Phú Mỹ (chủ đầu tư KCN Phú Mỹ 3), KCN Phú Mỹ 3 quyết định theo đuổi theo mô hình sinh thái, cộng sinh thay vì đi theo kiểu truyền thống. Sau khi xử lý các vấn đề về môi trường, đầu tư hạ tầng đồng bộ, KCN Phú Mỹ 3 cũng đã thu hút 3 tỷ USD từ 41 nhà đầu tư kể từ năm 2017.

Về xu hướng trong tương lai, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh – Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam – chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi chưa thấy bằng chứng rõ ràng về chênh lệch giá thuê của các dự án công nghiệp đạt chứng chỉ xanh tại Việt Nam, nhưng khách thuê đã bắt đầu có xu hướng ưu tiên hơn đối với các dự án được phát triển bền vững và chú trọng vào năng lượng tái tạo. Thực tế, ngày càng có nhiều dự án công nghiệp được đăng ký và có chứng nhận LEED tại Việt Nam”.

Tính đến quý 3/2023, nhiều dự án bất động sản KCN đã đăng ký cấp chứng nhận LEED như Core5 – Hải Phòng, Logos – Bắc Ninh, RBW tại KCN Phú Tân – Bình Dương, RBW tại KCN Xuyên Á – Long An… Như các lĩnh vực thương mại khác, việc phát triển bền vững cũng sẽ trở thành xu hướng bắt buộc của bất động sản KCN.

Dữ liệu từ Savills, năm 2023, có 397 KCN được thành lập với tổng diện tích đất là 122,900 ha. Trong đó, 292 KCN đang hoạt động với tổng diện tích đất hơn 87,100 ha; 106 KCN khác đang được xây dựng với tổng diện tích đất 35,700 ha.

Các KCN trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%, trong đó các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%.

   

Các dự án đầu tư sản xuất lớn nhất tại miền Bắc trong 5T/2023. 

    Các dự án đầu tư sản xuất lớn nhất tại miền Nam trong 6T/2023. 

Nguồn:Viet Stock | Liên kết

Tham khảo các Dịch vụ của SIA dành cho DN|Liên kết

Việt Nam có tiềm năng và triển vọng đầu tư năng lượng tái tạo thế nào?

Theo giới chuyên gia, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh chóng và thu hút đầu tư lớn từ cả trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Tiềm năng của lĩnh vực năng lượng tái tạo

Việt Nam có một tiềm năng lớn để phát triển năng lượng tái tạo do vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên. Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió và điện mặt trời lớn. Ngoài ra, nước ta cũng có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng khác như thủy điện, sinh khối và năng lượng biogas từ chất thải.

Đáng chú ý, là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới và có lượng ánh sáng mặt trời phong phú quanh năm. Điều này tạo ra một tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là trong việc lắp đặt các hệ thống điện mặt trời. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều sông lớn và dòng chảy nước mạnh, cung cấp tiềm năng lớn cho năng lượng thủy điện. Hiện nay, đã có nhiều nhà máy thủy điện hoạt động và còn nhiều dự án khác đang được đề xuất.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, có nguồn tài nguyên sinh học dồi dào từ các loại cây trồng, rừng và chất thải hữu cơ. Các nguồn tài nguyên này có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng sinh học, như nhiên liệu sinh học và khí sinh học.

Theo các chuyên gia, hiện tại chúng ta đang có mức tăng trưởng kinh tế rất nhanh và nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Phát triển năng lượng tái tạo giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng mà không gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Việt Nam là quốc gia sử dụng điện nhiều thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào ngành năng lượng tại Việt Nam nói chung hay năng lượng tái tạo nói riêng.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách và quy định khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm các chế độ khuyến mãi và giảm thuế. Điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo cần có sự đầu tư vốn lớn và công nghệ hiện đại. Hơn nữa, việc giải quyết các thách thức về hạ tầng, lưu trữ năng lượng và kết nối lưới cũng là những yếu tố quan trọng cần được xem xét.

Có thể khẳng định, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng tái tạo và chính phủ đang tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc đầu tư và phát triển cần được thực hiện một cách cẩn thận và bền vững để đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

Ông Phạm Bình An – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.

Ông Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, năng lượng tái tạo đang trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường. Chính quyền TP.HCM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đáng chú ý là TP đang triển khai Đề án Đô thị thông minh trong đó năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một phần quan trọng. TP đã triển khai nhiều dự án liên quan đến năng lượng tái tạo như hệ thống đèn đường LED tiết kiệm năng lượng, điện mặt trời trên các tòa nhà công cộng và các công trình tiết kiệm năng lượng.

“Bên cạnh các tiềm năng tự nhiên nhằm phát triển năng lượng tái tạo và tiềm lực xã hội trên địa bàn TP, Nghị quyết số 98/2023/QH15 được Quốc hội thông qua với nhiều cơ chế đặc thù được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng – tăng dần việc cung cấp năng lượng xanh và tiến đến thay thế các nguồn năng lượng dựa vào hóa thạch dựa trên điều kiện và tiềm năng của TP. HCM”, ông An nói.

Ông An cho biết thêm, Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, và trong một số các FTA này, có những quy định và cam kết liên quan đến năng lượng tái tạo như Quy định về giảm thuế nhập khẩu cho sản phẩm và thiết bị năng lượng tái tạo trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Quy định về các rào cản phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo trong Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA). Chính vì thế, phát triển NLTT, năng lượng sạch ở Việt Nam là vấn đề cần lưu tâm, mang tính quyết định cho tương lai phát triển cho nhiều ngành kinh tế.

Chính sách hỗ trợ và khung pháp lý

Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua việc áp dụng các chính sách khuyến khích và cung cấp các ưu đãi thuế và tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, việc ban hành các quy định pháp lý như Luật Đầu tư và Luật Năng lượng tái tạo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Từ đó, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thể hiện sự quan tâm và sẵn lòng đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Anh Sơn – Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Công Thương nhấn mạnh, khung pháp lý điều chỉnh các dự án này cũng cần thiết phải hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng hơn để thuận lợi hóa cho quá trình triển khai của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, thiệt hại phát sinh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, năng lượng có vai trò rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, các nỗ lực phát triển bền vững tổng thể của quốc gia không thể tách rời sự phát triển bền vững của ngành năng lượng.

“Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc phát triển năng lượng tái tạo đang gặp nhiều vướng mắc do khung pháp lý còn nhiều hạn chế, tồn tại nhiều thiếu sót. Các khó khăn này liên quan đến việc thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các công nghệ năng lượng tái tạo, việc sử dụng đất triển khai các dự án năng lượng còn nhiều đặc thù, chưa kể còn nhiều vướng mắc khác về mặt kỹ thuật, thu xếp tài chính”, ông Hải chia sẻ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất, các cơ quan nhà nước cần đưa ra các định hướng, chính sách thông thoáng hơn, đầu đủ hơn để tạo môi trường đầu tư ổn định đối với nguồn năng lượng tái tạo. Không chỉ vậy cần có giải pháp và cơ chế phù hợp hơn trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo và hạn chế ảnh hưởng của các dự án năng lượng tái tạo biến đổi (điện gió, điện mặt trời).

Ảnh minh họa

Triển vọng đầu tư năng lượng tái tạo

Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính. Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đặt mục tiêu đạt 15-20% tổng sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thu hút sự quan tâm của các công ty năng lượng quốc tế hàng đầu. Các hãng điện lực và công ty công nghệ lớn như Siemens, General Electric và Trina Solar đã có mặt và đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, còn một số thách thức đối với việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, bao gồm kỹ thuật, hạ tầng và vấn đề tài chính. Để thúc đẩy tiến trình này, cần có sự tham gia chặt chẽ giữa chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư để xây dựng môi trường đầu tư năng lượng tái tạo ổn định và hấp dẫn.

Như vậy, về tình hình đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng. Với tiềm năng tự nhiên và chính sách hỗ trợ từ chính phủ, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm và đầu tư từ các công ty năng lượng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và đầu tư để vượt qua các thách thức còn lại và tạo ra một tương lai năng lượng sạch và bền vững cho Việt Nam.

Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ giúp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng và ô nhiễm môi trường, mà còn tạo ra cơ hội kinh tế và tạo việc làm cho người dân. Việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội xanh, bền vững và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Nguồn:Tap Chi Dien Tu Doanh Nghiep | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA|Liên kết