Sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn

Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA cam kết thành lập pháp nhân tại Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Ngày 11-12, ông Jensen Huang – Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) – tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC; ở Hòa Lạc, Hà Nội).

Hội đủ 3 điều kiện

Tại NIC, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giới thiệu với ông Jensen Huang về NIC – không gian đổi mới sáng tạo lớn nhất Việt Nam vừa khánh thành vào cuối tháng 10-2023, được vận hành và tổ chức các hoạt động góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững dựa trên khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch NVIDIA đã tham quan không gian đổi mới sáng tạo của Việt Nam, đánh giá cao mô hình của NIC.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và ông Jensen Huang sau đó đã tham dự tọa đàm chủ đề “Xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và cơ hội cho Việt Nam”. Tại tọa đàm, ông Jensen Huang đánh giá AI đang trở thành làn sóng mới và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của mọi quốc gia. Chủ tịch NVIDIA nhận định Việt Nam đã sẵn sàng cho công nghệ mới và sẽ đầu tư nâng cao năng lực về con người cũng như hạ tầng cho Việt Nam.

“Chúng tôi đã nói với Thủ tướng sẽ cam kết hết sức để biến Việt Nam thành quê hương thứ hai của NVIDIA. Chúng tôi sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam” – ông Jensen Huang nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch NVIDIA, để tận dụng làn sóng AI, các quốc gia cần 3 thành phần và ông nhận định Việt Nam đã có đủ. Thứ nhất, có “Việt Nam số”, khi phần lớn người dân trong nước sử dụng công nghệ, các nền tảng di động. Thứ hai, cần đội ngũ nhân lực lớn để phát triển AI và Việt Nam đã dần “tạo dựng một đội ngũ sẵn sàng cho công việc này”. Thứ ba, cần xây dựng một hạ tầng mới cho phát triển AI.

Với 3 thành phần này, Chủ tịch NVIDIA cho rằng Việt Nam cần có tầm nhìn và cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển công nghệ mới. “Từ đội ngũ kỹ sư hiện tại, Việt Nam có thể đào tạo nâng cao năng lực để phục vụ phát triển AI và NVIDIA sẽ cùng tham gia quá trình này” – ông Jensen Huang nói.

Về kế hoạch phát triển của NVIDIA tại Việt Nam, ông Jensen Huang cho biết sẽ lập một trung tâm thiết kế tại Việt Nam.

Đề cập việc Việt Nam đã có rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực máy tính làm việc trên khắp thế giới, đồng thời là một trong những nước xuất khẩu phần mềm lớn nhất, Chủ tịch NVIDIA nhận định Việt Nam có thể tạo ra “1 triệu kỹ sư AI” và là đội ngũ kỹ sư AI hùng hậu nhất thế giới.

Ông cũng khẳng định NVIDIA sẽ hợp tác với các đối tác trong nước để phát triển hạ tầng AI – gồm siêu máy tính, trung tâm dữ liệu, trung tâm nghiên cứu phát triển. Đây là thời điểm thích hợp để hai bên thiết lập và đẩy mạnh hợp tác nhằm tạo nên sự thịnh vượng.

“Chúng tôi cam kết thực hiện kế hoạch để Việt Nam trở thành quê hương thứ hai và thành lập pháp nhân tại Việt Nam” – ông Jensen Huang nói.

Sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn- Ảnh 1.Ông Jensen Huang tham quan NIC. Ảnh: MINH PHONG

Hỗ trợ đào tạo nhân lực

Tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị NVIDIA nghiên cứu, triển khai dự án đầu tư về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NVIDIA hoạt động tại đây và Việt Nam có một số lợi thế nhất định để phát triển lĩnh vực này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị tập đoàn này hợp tác, đầu tư, xây dựng các trung tâm R&D, phòng thí nghiệm về thiết kế, phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn của NVIDIA tại NIC và các khu công nghệ cao. Cùng với đó, hợp tác, tư vấn, hỗ trợ NIC và các cơ sở đào tạo của Việt Nam về nguồn lực, chuyên gia xây dựng các chương trình đào tạo, thực hành trong lĩnh vực bán dẫn, AI. Đồng thời, tạo điều kiện cho các kỹ sư, học viên của Việt Nam có thể tham gia thực tập, làm việc tại NVIDIA.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng mong muốn NVIDIA đồng hành với Việt Nam trong xây dựng vườn ươm doanh nghiệp ngành bán dẫn. Tư vấn cho Việt Nam hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp sản phẩm, dịch vụ; ủng hộ, phối hợp với Việt Nam tiếp cận, triển khai các dự án trong khuôn khổ Quỹ trợ cấp cho các hoạt động sản xuất và phát triển chất bán dẫn của chính phủ Mỹ.

Nhấn mạnh đến Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị NVIDIA hợp tác, hỗ trợ NIC và các cơ sở đào tạo lớn của Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Bộ trưởng cũng cho biết Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư.

Vừa qua, tại Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, hai bên nhấn mạnh hợp tác đột phá của hai nước là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao, trong đó có chip bán dẫn và AI. Việt Nam đã được chính phủ Mỹ mời tham gia các sáng kiến về bán dẫn trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Tại tọa đàm “Sự sẵn sàng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) tổ chức ngày 7-12, ông John Neuffer – Chủ tịch SIA – cho biết nhiều nhà đầu tư nhận thấy “cơ hội lớn” để Việt Nam phát triển dấu ấn của mình trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

NVIDIA có vốn hóa hơn 1.200 tỉ USD

NVIDIA là tập đoàn công nghệ đa quốc gia, chuyên thiết kế các bộ xử lý đồ họa (GPU), giao diện lập trình ứng dụng (API) cho khoa học dữ liệu và điện toán hiệu năng cao cũng như hệ thống trên các đơn vị chip (SoC) cho thị trường điện toán di động và ô tô. Hiện NVIDIA có hơn 27.000 nhân viên trên toàn cầu, có vốn hóa hơn 1.200 tỉ USD. Với cơn sốt AI toàn cầu, NVIDIA đang tăng kế hoạch sản xuất chip AI cho năm 2024 lên hơn 3 lần và doanh thu của tập đoàn dự kiến còn tăng rất nhiều trong thời gian tới.

Nguồn: Người Lao Động | Link

Tham khảo thêm các dịch vụ của SIA tại đây

Ngành công nghiệp bán dẫn: Ngách hẹp của doanh nghiệp Việt

Ngành công nghiệp bán dẫn hiện đại không chỉ là sân chơi cho các tập đoàn tư nhân lớn nước ngoài mà còn mở ra cơ hội cho một số doanh nghiệp Việt Nam.

Chip “Made in Vietnam” chiếm hơn 10% sản lượng nhập khẩu vào Mỹ trong 12 tháng, tính đến tháng 2/2023. Doanh thu tháng này tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 562 triệu USD, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ở châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia và Đài Loan về thị phần xuất khẩu chip vào Mỹ.

Nhưng kết quả xuất khẩu này đa phần đến từ đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Tập đoàn Intel với dự án 1 tỷ USD ở Khu công nghệ cao TP.HCM từ năm 2006. Tính riêng năm 2021, nhà máy của Intel đã sản xuất và phân phối 3 tỷ sản phẩm bán dẫn ra toàn thế giới, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu của TP.HCM.

Tiếp nối Intel, các tập đoàn đa quốc gia khác từ Mỹ, Hàn Quốc và các nước đồng minh trong chuỗi công nghiệp bán dẫn của Mỹ lần lượt đổ vốn vào ngành này, trong đó có Samsung, Qualcomm, Texas Instruments, SK Hynix, Hayward Quartz Technology, Synopsys và NXP Semiconductors. Tất cả dần tạo nên một chuỗi công ty bán dẫn tương đối sôi động tại Việt Nam.

Tháng 10 vừa qua, Amkor Technology, một trong những nhà cung cấp dịch vụ đóng gói, thiết kế và thử nghiệm chất bán dẫn thuê ngoài lớn nhất thế giới, đã khánh thành nhà máy bán dẫn của họ tại Bắc Ninh. Nhà máy trị giá 1,6 tỷ USD này áp dụng công nghệ đóng gói tiên tiến SiP (System-in Package), cho phép tích hợp không đồng nhất các kiến trúc chip mới, đáp ứng nhu cầu chuyên biệt hóa chức năng của nhiều công nghệ mới hiện nay như trí tuệ nhân tạo, 5G, 6G, xe tự hành, trung tâm dữ liệu, IoT. Trong khi đó, gã khổng lồ công nghệ Samsung, có mặt gần hai thập kỷ ở Việt Nam, cũng bắt đầu đưa các công nghệ đóng gói chip vào danh mục hoạt động của mình ở đây.

Một số doanh nghiệp FDI khác tuy mang đến vốn đầu tư ít hơn nhưng lại tập trung vào phân khúc “trí tuệ” là thiết kế vi mạch. Có khoảng 40 doanh nghiệp đã hoạt động trong lĩnh vực này từ nhiều năm, thuần túy là các công ty kinh doanh và thuê kỹ sư thiết kế người Việt. Tuy nhiên, các khoản đầu tư mới đây đã đẩy sang một hình thức lan tỏa hơn là kết hợp với khối học thuật và các trung tâm nghiên cứu của chính quyền, thông qua các Trung tâm R&D của Samsung, LG hoặc các ký kết hợp tác phát triển Trung tâm thiết kế vi mạch của Synopsys, Cadence tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Những tín hiệu trên phát ra một thông điệp rõ ràng: Việt Nam đang dần được đánh giá tích cực hơn dưới tư cách là một trong những lựa chọn cho việc phát triển chuỗi giá trị của các ngành công nghệ cao như bán dẫn. Theo báo cáo của Technavio, ngành bán dẫn Việt Nam ước tính sẽ đạt 6,16 tỷ USD vào năm tới.

Không thể quá mong chờ vào FDI

Tuy nhiên, nói đến cùng, các doanh nghiệp FDI nhắm đến Việt Nam vì lợi ích của họ. Để phát triển một ngành công nghiệp bán dẫn bền vững và lâu dài, Việt Nam phải tìm cách phát triển cả những công ty nội địa.

Nhìn sâu vào bức tranh hiện nay của các doanh nghiệp FDI, họ đang triển khai hai khâu “nhẹ nhàng” hơn trong chuỗi giá trị bán dẫn là đóng gói và thiết kế, không phải sản xuất chip. Phần thiết kế gần như có thể thực hiện được hoàn toàn bằng kỹ thuật số, miễn là có một đội ngũ có nhân sự tốt. Các hãng fabless (chuyên thiết kế và thuê ngoài sản xuất) danh tiếng nước ngoài có thể vào rất nhanh nhưng cũng có thể rút đi rất nhanh vì không phải đầu tư quá nhiều ngoài máy tính và phần mềm.

“Chúng ta không nên quá mong chờ vào FDI. Tất nhiên, họ vào sẽ nâng cao năng lực của con người mình, đầu tư của họ cũng tiêu tốn tiền, nhưng để chuyển giao công nghệ thì còn lâu mới có được. Các doanh nghiệp nội vẫn phải cố gắng tự đi trên đôi chân của mình”, PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện tử (Đại học Bách khoa Hà Nội), nhận xét.

Các công ty trong ngành bán dẫn và tỷ lệ phân bổ nguồn nhân lực theo khu vực tại Việt Nam. Nguồn: Cộng đồng vi mạch Việt Nam

Kinh nghiệm quá khứ chỉ ra rằng, các công ty Việt Nam rất khó chen chân vào trở thành nhà cung ứng cho các nhà máy sản xuất, đóng gói của doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp quốc tế này có nhiều đòi hỏi và gần như sẽ đưa các đối tác cung ứng sẵn có của họ từ bên kia sang. Samsung là một ví dụ cho thấy vị trí thấp của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Samsung gần như là doanh nghiệp FDI duy nhất thiết lập được một mạng lưới các nhà cung ứng hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong 26 nhà cung ứng của Samsung, 85% đến từ Hàn Quốc, 7,5% đến từ Nhật Bản, 7,5% đến từ Trung Quốc, và hoàn toàn không có doanh nghiệp thuần Việt nào.

Tương tự, Intel dù đã có mặt tại Việt Nam gần hai thập kỷ cũng tiết lộ rằng chưa có doanh nghiệp nội nào cung cấp được nguyên vật liệu trực tiếp cho công đoạn lắp ráp, đóng gói chip. Tháng tám vừa rồi, Intel đã quyết định xây nhà máy đóng gói chip dùng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là 3D packaging tại Malaysia. Khác với Việt Nam, Malaysia có một hệ sinh thái sản xuất bán dẫn hoàn chỉnh với các doanh nghiệp nội địa đảm nhận được tất cả các khâu từ thiết kế, chế tạo đến lắp ráp, kiểm định chip.

Rõ ràng, nếu muốn tạo được mối liên hệ cộng sinh với các công ty bán dẫn hàng đầu, các doanh nghiệp Việt Nam nên quên những công việc năng suất thấp như cung cấp nguyên vật liệu và tập trung vào những công việc chất xám có trình độ công nghệ cao. GS. Trần Xuân Hoài (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam), nhận xét: “Nó có thể rơi vào những phân khúc rất hẹp”.

Chẳng hạn như công đoạn kiểm tra thiết kế chip cho doanh nghiệp khác. Không giống như phần mềm, người ta không thể sửa lỗi chip thông qua bản vá, mà cần phải thiết kế và sản xuất lại toàn bộ chip nếu có lỗi. Quá trình này vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc. Những bên thiết kế chip thường thuê ngoài các công ty làm simulation (mô phỏng) và emulation (giả lập) để kiểm tra tính năng của con chip được thiết kế. Trong khi mô phỏng thường dựa trên các mô hình đơn giản hóa về hành vi của chip để chạy thử trên máy tính thì giả lập sẽ biểu diễn chính xác hành vi của chip trên môi trường thiết bị thật.

Cả hai khâu này đều không dễ và đòi hỏi nhân lực trình độ xuất sắc. “Ở bên Mỹ, những công ty phụ trợ như thế rất phổ biến trong ngành mặc dù các công ty này chỉ cần từ 10-15 người. Nó tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn. Tôi nghĩ rất có khả năng một vài nhóm Việt Nam sẽ làm được. Và nếu làm tốt, họ có thể khai thác vô số đơn hàng từ những doanh nghiệp FDI hoặc được mua lại”, GS. Hoài nhận xét.

Giới thiệu về các sản phẩm chip tại Phòng thiết kế vi mạch (Chip Design Lab) của Trung tâm Thiết kế vi mạch Khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: SHTP

Một phân khúc rộng rãi hơn mà các công ty nội có thể tham gia là thiết kế chip. Ở đây, Việt Nam có cơ hội tạo ra các sản phẩm cho riêng mình hoặc kết hợp với các công ty nước ngoài để cùng phát triển. Trên thực tế, Viettel, FPT và một vài công ty công nghệ Việt Nam khác đã cắm chip vi mạch tự thiết kế của họ vào một số thiết bị, mặc dù việc sản xuất chip vẫn được gia công cho các đối tác ở Hàn Quốc và Đài Loan.

Điều này dường như phù hợp với định hướng của đất nước. Trong một tọa đàm cấp cao của NIC về phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT, Bộ Thông tin và Truyền thông, người đang tham gia xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn (dự kiến xuất hiện vào năm sau), tiết lộ Việt Nam sẽ tiếp cận theo hướng phát triển các chip chuyên biệt cho từng ứng dụng.

“Tất nhiên là các chip cao cấp thì vẫn sẽ được tiếp tục phát triển nhưng trong bối cảnh bùng nổ về IoT thì nhu cầu những chip chuyên biệt sẽ ngày càng lớn hơn”, ông Nghĩa nói. “Chúng ta chưa nhất thiết phải có sản phẩm ngay nhưng có thể đồng hành, tham gia vào hệ sinh thái của các công ty lớn, đồng thời tập trung vào phân khúc tầm thấp và tầm trung, nơi chúng ta có lợi thế cạnh tranh tốt nhất về giá”.

Doanh nghiệp Việt có thể bắt tay vào thiết kế những con chip khổ lớn (28-100 nm), bao gồm các loại chip nhớ, chip điều khiển ô tô, thậm chí là chip cho các cơ sở hạ tầng căn bản như năng lượng, quốc phòng, di động, dữ liệu và truyền thông. “Vì Việt Nam nổi tiếng với xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới nên một khi đã cung cấp tốt dịch vụ phần mềm, các doanh nghiệp Việt cũng có một sự thấu hiểu nhất định về khách hàng và nhu cầu của họ, từ đó có thể đẩy lên cung cấp các sản phẩm vi mạch thiết kế riêng, tối ưu hóa theo yêu cầu cụ thể của khách hàng”, ông Nghĩa kỳ vọng.

Tuy nhiên trên thực tế, thị trường của phân khúc thiết kế này không dễ thâm nhập, bởi có rất ít doanh nghiệp thiết kế chip nội địa thực sự nhận được “đầu bài” của khách hàng.

Cần một chương trình hỗ trợ chi phí cho các startup 

Di chuyển trong không gian bán dẫn không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp nội. So với các doanh nghiệp FDI được rộng cửa chào đón, các doanh nghiệp Việt Nam – đặc biệt là các startup – phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Điều này đến từ sự thiếu vắng các chương trình hỗ trợ hiệu quả của nhà nước nhắm đến đổi mới sáng tạo. “Các chính sách của Việt Nam gần như không favor cho đổi mới sáng tạo”, một nhà nghiên cứu vi mạch làm việc tại một trong những cơ sở đào tạo lớn nhất Việt Nam chia sẻ với Khoa học & Phát triển hồi tháng 11.

Bản thân anh đang chăm chút cho một công ty startup của riêng mình, đồng thời cố vấn cho hai công ty khởi nghiệp Việt khác, một về chế tạo chip nano dành cho các ứng dụng y sinh và một về chuẩn vi xử lý nguồn mở mới thay thế cho kiến trúc ARM được dùng khá phổ biến trong điện thoại di động. Cũng như nhiều nhà sáng lập, anh tiết lộ rằng các doanh nghiệp startup công nghệ cao nói chung thực sự không thể vượt qua được các rào cản hành chính để tiếp cận những ưu đãi về thuế, không gian và nhân lực mà các văn bản luật hứa hẹn.

Họ cũng không tìm thấy bất kỳ nguồn vốn mạo hiểm nào từ khu vực công để làm bước đệm cho chặng đường khó khăn. Việt Nam chưa có một chương trình hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền để trang trải các chi phí cho phát triển sản phẩm bán dẫn – ví dụ dưới hình thức ươm tạo, trợ cấp, lấy cổ phần, hoàn trả chi phí R&D hoặc hưởng ưu đãi phần trăm doanh thu khi thương mại hóa. Trên thực tế, các khoản đầu tư từ nhà nước có thể không nhiều nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các doanh nghiệp nhỏ vượt qua “thung lũng chết” của khởi nghiệp. Nó cũng tạo sức hút cho các nhà đầu tư khác tham gia vào trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của các công ty khởi nghiệp.

Nguồn: Tia Sang | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

Kinh tế Việt Nam 2023: Nhiều điểm sáng nổi bật

Thể chế tiếp tục được hoàn thiện, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công tăng cao so với năm 2022, xuất khẩu phục hồi trở lại… là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Kinh tế Việt Nam 2023: Nhiều điểm sáng nổi bật - Ảnh 1.

TS. Cấn Văn Lực đánh giá đầu tư công đang triển khai rất tốt

Đó là đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo “Nền kinh tế Việt Nam năm 2023: Có bao nhiêu điểm sáng” do Câu lạc bộ Các nhà kinh tế phối hợp với Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn tổ chức ngày 1/12.

Chính sách hỗ trợ thị trường chưa từng có

Nhận định về nền kinh tế Việt Nam năm 2023, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho rằng có nhiều điểm sáng nổi bật.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam không thể tránh được những tác động từ tình hình khó khăn của kinh tế thế giới, nhưng những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế hiện khá rõ nét. Nền kinh tế có nhiều động lực cho tăng trưởng cả năm 2023 và 2024, như: Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu; thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại; dịch vụ, tiêu dùng tăng khá; đầu tư công được đẩy mạnh, rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn; lạm phát và lãi suất đang giảm, tỉ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát…

Dự báo năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trên 5-5,2%, dù thấp hơn so với chỉ tiêu 6-6,5% nhưng vẫn ở mức tăng trưởng gần như cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Củng cố cho những nhận định trên, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra những điểm sáng cụ thể như xuất khẩu tháng đầu năm giảm tới 26% nhưng đến thời điểm này, mức giảm chỉ còn dưới 6%. Tương tự, chỉ số sản xuất công nghiệp, thời điểm đầu năm có lúc tăng trưởng âm đến 15% nhưng hiện đã đạt mức tăng dương 1%. “Mức độ giảm đang ít đi có nghĩa là kinh tế đang tốt lên. Rõ ràng chúng ta đã phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng tích cực”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Về đầu tư, với ba dòng vốn đầu tư chính của nền kinh tế, TS. Cấn Văn Lực đánh giá đầu tư công đang triển khai rất tốt, đến thời điểm hiện nay đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng khoảng 4%. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân chưa như kỳ vọng, chỉ đạt khoảng trên 3%, trong khi thông thường mức tăng vào khoảng 6-7%. Do đó, ông khuyến nghị, thời điểm này cần có các biện pháp để phục hồi đầu tư của khối tư nhân.

Trái phiếu doanh nghiệp, giá trị phát hành cũng đang chuyển biến tích cực. Đến cuối tháng 11, phát hành trái phiếu đạt 240.000 tỷ đồng. Quan sát số liệu từng tháng cho thấy, giá trị phát hành tháng sau cao hơn tháng trước, riêng tháng 10 giá trị trái phiếu phát hành thành công khoảng 41.000 tỷ đồng, tăng 194% so với tháng 10 năm 2022.

Với thị trường bất động sản, lượng cung nhà ở bắt đầu tăng trở lại và số lượng giao dịch trong quý III đã tăng 1,5 lần so với quý II, vào khoảng 6.000 giao dịch thành công. Tuy chưa được như mong muốn nhưng thị trường quan trọng này đang chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, một điểm sáng quan trọng theo TS. Cấn Văn Lực đó là việc thúc đẩy hoàn thiện thể chế. Nhiều quy định, luật quan trọng, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng… được sửa đổi, dù không thông qua cùng thời điểm.

Bên cạnh đó, toàn bộ các chính sách (bao gồm giãn, hoãn, giảm thuế, phí…) mà Chính phủ ban hành trong thời gian vừa qua nhằm hỗ trợ cho các thị trường, như thị trường vốn, đất đai, bất động sản, du lịch…, có thể nói là chưa từng có. Đáng chú ý, hầu hết các chính sách áp dụng từ thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đến nay được giữ nguyên.

Kinh tế Việt Nam 2023: Nhiều điểm sáng nổi bật - Ảnh 2.

Chuyên gia cho rằng Việt Nam hoàn toàn có hy vọng phát triển ngành công nghệ bán dẫn

Cơ hội trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao

Cùng quan điểm với TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, từng có nhiều năm làm việc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, TS. Phạm Đỗ Chí, cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn hiện nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 11 tháng đầu năm vẫn đạt hơn 322 tỷ USD (chỉ giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022) là một trong những điểm sáng quan trọng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Cùng với đó, con số kiều hối chuyển về nước năm 2023 ước đạt 14 tỷ USD và số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 11 tháng đạt gần 29 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước cũng là những điểm sáng ấn tượng.

Vị chuyên gia này cho biết rất kỳ vọng vào việc Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác lên mức chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Theo ông, việc nâng cấp này sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao của thế giới trong tương lai.

Theo TS. Phạm Đỗ Chí, trong bối cảnh địa chính trị trên thế giới phức tạp, Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực công nghệ. Tiêu biểu như Tập đoàn Samsung đầu tư 19 tỷ USD, gồm 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam; hay Apple và nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới khác như Google, Dell, Amazon cũng đang thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Đây sẽ là những cơ sở để Việt Nam phát triển ngành công nghệ bán dẫn trong nước. Tuy nhiên, đó là kế hoạch dài hạn, cần có sự chuẩn bị về chính sách, đào tạo nguồn nhân lực….

Nông nghiệp tiếp tục là “trụ chính” của nền kinh tế

Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Hải, nguyên Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TPHCM) tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm đạt 3,43%, vượt mức cùng kỳ năm 2022, đóng góp 9,16% vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Dự báo đến hết năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3,5%, như kế hoạch đặt ra.

Về giá trị, kết quả xuất khẩu nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt hơn 38 tỷ USD, nhập khẩu hơn 30 tỷ USD, xuất siêu hơn 9 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến cả năm xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt mục tiêu 54 tỷ USD.

Đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế, nhất là trong một năm nhiều khó khăn, PGS.TS. Nguyễn Chí Hải nhìn nhận việc giữ được tăng trưởng ổn định cho thấy nông nghiệp tiếp tục là “điểm sáng” nổi bật của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò “bệ đỡ” và là “trụ chính” của nền kinh tế.

Triển vọng năm 2024

Theo các chuyên gia, với những thách thức do xung đột địa chính trị và sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nguy cơ lạm phát tại các thị trường chủ chốt của Việt Nam vẫn tiềm ẩn, thị trường trong nước còn yếu, đầu tư khu vực tư nhân chưa phục hồi…, tuy nhiên, những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2023, những động lực cho tăng trưởng hiện nay sẽ tạo đà tăng trưởng cho năm 2024 và các năm tiếp theo.

Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Green+, ông Đặng Đức Thành cho biết, 11 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 322,5 tỷ USD, mức giảm chỉ còn 5,9% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu gần 26 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 11 tháng ước đạt 88 tỷ USD. Do đó, ưu tiên sản xuất những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cho thị trường này nên là hướng đi mà các doanh nghiệp, trong đó có Green+ cần quan tâm trong thời gian tới.

TS. Phạm Đỗ Chí nhận định, việc Fed tạm ngừng tăng lãi suất, chính sách của Fed ổn định sẽ giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi, đồng thời cũng sẽ tác động tích cực đến các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thêm vào đó, năm 2024 cũng là năm bầu cử, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ chi tiêu mạnh hơn, do đó, triển vọng xuất khẩu vào thị trường này của Việt Nam sẽ rất tích cực. Và các doanh nghiệp nên có kế hoạch tăng cường sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu khi kinh tế Hoa Kỳ và các thị trường khác phục hồi.

Với thị trường trong nước, bên cạnh việc ổn định kinh tế vĩ mô, cần quan tâm chính sách kích cầu và chính sách tiền tệ trong năm 2024. Giảm VAT nên áp dụng đến cuối năm 2024.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, tăng trưởng kinh tế năm 2024, thế giới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ nhưng Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6 – 6,5%. Để đảm bảo mức tăng trưởng này, những cơ chế, chính sách về tài khóa từ năm 2023 nên tiếp tục áp dụng. Các chính sách tiền tệ, như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cũng cần kéo dài thực hiện đến hết năm.

Với các doanh nghiệp, phải đẩy mạnh cơ cấu lại, đa dạng hóa nguồn vốn, nâng cao tính thích ứng, và nhất là nhanh chóng chuyển đổi theo hướng xanh hóa và số hóa. Với các doanh nghiệp bất động sản, phải chấp nhận bán tài sản để cơ cấu lại nợ. Hiện giá bất động sản tại Việt Nam vẫn tương đối cao so với mặt bằng thu nhập, giá bất động sản nên giảm xuống cho phù hợp với khả năng chi trả của người dân, chỉ như thế mới phát triển bền vững.

Nguồn: CafeF | Link

Tham khảo thêm dịch vụ của SIA | Link 

 

Làm trung bình hơn 11.000 xe điện/ngày, hãng ô tô tính xây nhà máy ở Việt Nam này khiến nhiều ‘ông lớn’ phải dè chừng

3 tháng 1 triệu xe là một tốc độ sản xuất đáng nể của BYD, nhất là khi cân nhắc tới việc 1 triệu xe trên của họ là xe điện hóa.

Nhu cầu về sức khỏe và làm đẹp y tế tại Việt Nam đang tăng cao, mang lại triển vọng kinh doanh lớn

Quy mô dân số Việt Nam hiện đã vượt quá 97 triệu người, chiếm 1,24% dân số thế giới. Và là một trong những quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có tốc độ tiêu dùng gia tăng nhanh chóng . Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với bản chất yêu cái đẹp của người dân, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Việt Nam cũng tăng đột ngột. Từ năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã tích cực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp y tế, và đến năm 2022, có hơn 1,500 bệnh viện công và tư đã được thành lập. Nhu cầu sử dụng các công nghệ y tế tiên tiến và trang thiết bị y tế ngày càng tăng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, đã thúc đẩy ngành công nghiệp y tế tại Việt Nam chuyển hướng nhanh chóng vào hình thức số hóa. Điều này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, đặc biệt là thuận lợi cho doanh nghiệp Đài Loan quan tâm đến thị trường này.

Ngành chăm sóc sắc đẹp là gì? Có nên học? Học những gì?

Sự gia tăng dân số cao tuổi đang thúc đẩy nhu cầu chăm sóc y tế và kiểm tra sức khỏe

Việt Nam đã thúc đẩy Hệ thống Bảo hiểm Y tế Xã hội (SHI) từ năm 1992 và sửa đổi “Luật Bảo hiểm Y tế” năm 2014.  Dưới chế độ mới này, phí bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tuổi, người già, người nghèo và các dân tộc thiểu số được hỗ trợ toàn bộ, trong khi sinh viên và những người gần mức nghèo có thể nhận được một phần hỗ trợ. Phạm vi bảo hiểm đã mở rộng cho toàn bộ dân số, không chỉ áp dụng bắt buộc đối với công chức và người nhận lương hưu như trước. Theo báo cáo của chính phủ, tỷ lệ bảo hiểm sức khỏe địa phương đã đạt 90.85% của toàn bộ dân số vào năm 2020.

Sau đó, từ năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người già, với dự kiến ít nhất 70% người già trên toàn quốc sẽ được kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm. Dự kiến đến năm 2025, ít nhất 95% người già sẽ được kiểm tra sức khỏe.

Với sự gia tăng dân số cao tuổi, các bài kiểm tra sức khỏe chủ yếu tập trung vào các vấn đề như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh gout và phòng ngừa ung thư. Các bệnh viện và phòng mạch ở Việt Nam đã nỗ lực nâng cao chất lượng y tế thông qua việc đầu tư vào thiết bị chẩn đoán y tế tiên tiến như tia X, hồng ngoại từ hạt nhân (MRI), và quét tomography máy tính (CT) để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Nhu cầu cho những thiết bị này tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng.

Đến năm 2022, thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam đã trở thành thị trường lớn thứ 8 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với quy mô đạt 16.774 tỷ đồng, chiếm 0.4% thị trường toàn cầu, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 10.2%, là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Mặc dù 90% thiết bị y tế trong nước hiện nay phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Trung Quốc, Đức và các quốc gia khác, nhưng 10% còn lại được sản xuất bởi 50 nhà sản xuất trong nước. Những sản phẩm này bao gồm nhiều loại được Bộ Y tế phê duyệt như thiết bị cấy ghép, dụng cụ phẫu thuật, thiết bị chẩn đoán hình ảnh, giường bệnh viện, dao phẫu thuật, tủ, kéo và vật tư y tế khác. Tuy nhiên, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh cao cấp vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ Nhật Bản và Đức, còn nhiều vật tư y tế được nhập khẩu từ Singapore.

Tóm lại, với sự gia tăng của nhóm người cao tuổi, Việt Nam tập trung chủ yếu vào các vấn đề y tế như bệnh tim mạch, béo phì, ung thư gan và bệnh xương khớp. Đối với thiết bị y tế và trang thiết bị, nhu cầu chủ yếu tập trung vào các thiết bị chẩn đoán, trang thiết bị phòng mổ và đồng hóa, thiết bị giám sát bệnh nhân, và trang thiết bị cho phòng cấp cứu liên quan đến các vấn đề sức khỏe và bệnh lý nêu trên.

Trào lưu làm đẹp và việc chú trọng vào thiết bị, kỹ thuật và chứng chỉ

Người tiêu dùng ở Việt Nam thuộc nhóm người yêu thích làm đẹp. Với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của mạng xã hội và sự quảng bá của những người nổi tiếng trên mạng xã hội, người tiêu dùng càng chú ý đến vẻ ngoại hình ngày càng tăng, điều này thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ làm đẹp y tế. Người tiêu dùng ở Việt Nam thích phẫu thuật làm đẹp mí mắt để tạo cho đôi mắt trở nên sáng bóng, phù hợp với khuôn mặt. Ngoài ra, phẫu thuật nâng ngực bằng tế bào mỡ tự thân cũng đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng trực tuyến.

Kiến thức của người tiêu dùng về làm đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam chủ yếu được ảnh hưởng bởi làn sóng Hàn Quốc, bao gồm cách ngôi sao Hàn Quốc duy trì vẻ trẻ trung, các bác sĩ Hàn Quốc cung cấp dịch vụ làm đẹp tại các phòng mạch ở Việt Nam và các trải nghiệm mở hộp của những người nổi tiếng địa phương tại các cơ sở y tế thẩm mỹ. Ngoài Hàn Quốc, thiết bị làm đẹp đến từ Mỹ, các chất làm đầy được chứng nhận bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cũng là những điểm quan trọng mà cộng đồng trực tuyến thường xuyên đề cập đến.

Nguồn: 工商時報 |Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

Việt Nam bước gần hơn đến mục tiêu Net Zero năm 2050

Hàng tỷ đô đổ vào các dự án bán dẫn ở Việt Nam

Lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn khi thu hút sự hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới như Intel, Samsung… với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD.

Dồn dập dự án “khủng”

Tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Amkor tổ chức khánh thành Nhà máy Amkor Technology Việt Nam (ATV) tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C, Bắc Ninh. Dự án có tổng vốn đầu tư đến năm 2030 là 1,6 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 520 triệu USD.

Hàng tỷ đô đổ vào các dự án bán dẫn ở Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà máy chip bán dẫn Amkor Technology Việt Nam ở Bắc Ninh

Amkor là một trong những nhà máy sản xuất bán dẫn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Ở giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào việc cung cấp các giải pháp lắp ráp và kiểm tra hệ thống tiên tiến trong gói (SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và bán dẫn hàng đầu thế giới.

Công ty này cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2, 3 của nhà máy, đưa Bắc Ninh trở thành một trong những điểm sản xuất chip bán dẫn mới của thế giới.

Hồi tháng 9, Công ty TNHH Hana Micron Vina (Hàn Quốc), doanh nghiệp sản xuất và gia công bảng vi mạch tích hợp sử dụng cho điện thoại di động và các sản phẩm điện tử thông minh, cũng khánh thành nhà máy sản xuất Hana Micron Vina 2 tại Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang). Đây là nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Với tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD, Hana Micron đã trở thành một trong những dự án có suất vốn đầu tư/ha lớn nhất tại Bắc Giang. Ông Choi Chang Ho, Chủ tịch Tập đoàn Hana Micron, cho biết công ty có kế hoạch tăng vốn đầu tư lên hơn 1 tỷ USD vào năm 2025. Khi ấy, doanh thu của nhà máy dự kiến đạt 800 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng hơn 4.000 lao động.

Một doanh nghiệp khác là Tập đoàn Runergy cũng lựa chọn Nghệ An để thực hiện kế hoạch mở rộng đầu tư sang thị trường Việt Nam. Ngày 22/6, tập đoàn đã quyết định đầu tư dự án nhà máy sản xuất thanh silic và đĩa bán dẫn tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 với tổng mức đầu tư 293 triệu USD. Đến ngày 30/8, doanh nghiệp điều chỉnh tổng vốn đăng ký đầu tư lên 440 triệu USD.

Hơn 10 năm trước, Intel cũng đã bắt đầu phát triển nhà máy tại Việt Nam, với quy mô 1 tỷ USD. Việt Nam hiện là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của hãng công nghệ này tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Ước tính, nhà máy này chiếm hơn 50% tổng sản lượng của Intel trên toàn cầu.

Việt Nam có đủ điều kiện nội lực

Ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ nhận định, Việt Nam ngày càng trở thành mắt xích lớn hơn trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu. Các nỗ lực đầu tư nghiên cứu và phát triển cùng sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Intel, Marvell… sẽ góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam đạt được mục tiêu trong ngành công nghiệp bán dẫn.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá, các “ông lớn” sản xuất chip bán dẫn như Intel, Samsung hay Foxconn có lý do để chọn đầu tư vào Việt Nam. Bởi Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên rất quan trọng, đó là 22 triệu tấn đất hiếm và trữ lượng Vonfram đáng kể.

Hàng tỷ đô đổ vào các dự án bán dẫn ở Việt Nam - Ảnh 2.

Mỏ đất hiếm ở Yên Bái

“Việt Nam có nhiều ưu thế, trong đó nổi bật là việc sở hữu trữ lượng đất hiếm rất lớn. Đây là nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất bán dẫn, sản xuất pin. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các ông lớn trong ngành này tìm tới Việt Nam để đầu tư”, ông Mại chia sẻ.

Theo Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan – ceri), có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở vùng Tây Bắc.

Với trữ lượng đất hiếm được đánh giá là đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, Việt Nam được coi như một nhà cung cấp nguyên liệu đất hiếm tiềm năng trong tương lai.

Phát biểu tại một hội nghị về chất bán dẫn mới được tổ chức, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam có đủ điều kiện xây dựng hệ sinh thái bán dẫn trong nước.

Theo ông Dũng, Chính phủ và Thủ tướng rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT, các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam. Việt Nam cũng đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.

Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn; Có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín và nhiều doanh nghiệp lớn có nguồn lực như: Viettel, VNPT, FPT, CMC…

Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc… Đặc biệt, Việt Nam – Mỹ đã nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có nội dung phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao.

Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam dự kiến triển khai thăm dò 8 đề án, với mục tiêu trữ lượng là 983.176 tấn; Giai đoạn 2031-2050 sẽ thăm dò 1 dự án với mục tiêu trữ lượng là 1,5 triệu tấn.

Về khai thác, giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 2 triệu tấn quặng; Giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 2,1 triệu tấn quặng NK/năm. Giai đoạn 1 sẽ chế biến 22.500-62.500 tấn tổng oxit đất hiếm/năm để có thể chiết tách ra các loại đất hiếm riêng rẽ. Giai đoạn 2, chế biến khoảng 42.500-82.500 tấn tổng oxit đất hiếm/năm để có thể chiết tách ra các loại đất hiếm riêng rẽ.

Nguồn: Bao Giao Thong | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế số

Việt Nam tiếp tục là nước tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025.

Ngày 21/11, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2023 (Vietnam Digital Industry and Trade Summit 2023).

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: moit.gov.vn

Quang cảnh diễn đàn.

Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Chính phủ về hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ sản xuất kinh doanh; đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cấp bách của các doanh nghiệp ngành Công Thương trong việc ứng dụng thương mại điện tử và triển khai chuyển đổi số,

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố mới đây, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines).

Tổng giá trị hàng hoá (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng GMV trong 2 năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử.

Số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 20% năm 2022. Những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%, dự kiến đạt 20,5 tỷ USD trong năm nay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng các đại biểu tham quan gian hàng. Ảnh: moit.gov.vn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng các đại biểu tham quan gian hàng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định, năm 2023 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tạo bước đà cho kinh tế phát triển. Đây cũng chính là thời điểm để Việt Nam xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới. Từ đó giúp khôi phục lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi tình trạng khó khăn qua đi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số ngành công thương; tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành công thương và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc.

Để có được các sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, tăng cường đóng góp của chuyển đổi số đối với sự phát triển ngành công thương nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Tại phiên toàn thể, các diễn giả chia sẻ những nội dung về định hướng chuyển đổi số của ngành công thương đến năm 2025; ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển sản xuất thông minh; giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp ngành công thương; các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số ngành công thương; xu hướng thương mại điện tử bền vững. Bên cạnh đó, tại chương trình tọa đàm, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận về chủ đề chuyển đổi số ngành công thương xanh và bền vững.

Ngoài ra, Hội thảo chuyên đề 2 chủ đề cụ thể bao gồm: Chuyên đề 1 “Xu hướng công nghệ mới trong chuyển đổi số ngành Công Thương”; Chuyên đề 2 “Phát triển thương mại điện tử bền vững”.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành công thương 2023 còn có triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng thương mại điện tử của khoảng 20 doanh nghiệp tiêu biểu trong nước và nước ngoài. Dự kiến sẽ có khoảng trên 1.000 đại biểu tham gia các hoạt động của diễn đàn.

Nguồn: Kinh te & Do Thi | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết 

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn dòng vốn M&A

Việt Nam, được công nhận là một trong những quốc gia hứa hẹn và hấp dẫn nhất trên toàn thế giới với ưu thế dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và lượng người tiêu dùng có thu nhập trung bình đang tăng nhanh.

Đây là chia sẻ từ các chuyên gia tại hội nghị GMAP diễn ra tuần này ở TP.HCM. GMAP là viết tắt của Global M&A Partners, một hiệp hội toàn cầu gồm 30 công ty M&A hoạt động trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á -Thái Bình Dương.

Chủ đề của GMAP năm nay là “M&A tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, quy tụ các chuyên gia M&A từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về bối cảnh, xu hướng hiện tại và các cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.

Ông Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao và Giám đốc Toàn cầu Tập đoàn RECOF, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị năm nay, bày tỏ mong muốn thúc đẩy việc hiện thực hóa các giao dịch M&A xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Việt Nam ra toàn cầu, trong đó có Nhật Bản.

Các diễn giả chia sẻ tại hội nghị. ảnh 1

Các diễn giả chia sẻ tại hội nghị

Thống kê từ GMAP, trong 12 tháng qua, hơn 20 giao dịch xuyên biên giới đã được ký kết giữa các đối tác liên quan đến nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu, tuy nhiên, chưa có thương vụ nào liên quan đến Việt Nam.

Những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội M&A tại GMAP lần này, theo ông Sam Yoshida bao gồm, mảng tiêu dùng nhanh, bán lẻ, sản xuất và chế biến thực phẩm, logistics, dịch vụ tài chính… – khẩu vị đầu tư này không thay đổi quá lớn kể từ sau dịch. Trong đó, đại dịch đang thúc đẩy mảng logistics trở thành mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, trong đó có chuỗi cung ứng kho lạnh, cũng là lĩnh vực rất được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.

Nói về vấn đề kinh tế Việt Nam đang gặp những thách thức, tăng trưởng có khả năng không đạt như kì vọng (do ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu và các vấn đề nội tại riêng) liệu có tác động đến việc thu hút dòng vốn đầu tư M&A? Ông Sam Yoshida cho rằng, thực ra tình hình kinh tế Nhật Bản còn tác động mạnh hơn đến nhà đầu tư do đồng yên mất giá (khiến chi phí đầu tư tăng lên 1,3 lần so với giai đoạn trước), kèm theo đó là các điều khoản ràng buộc kinh doanh với cổ đông. Do vậy, với các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam vẫn là lựa chọn tốt hơn.

Ông Ivan Alver, đồng sáng lập Global M&A Partners cho biết thêm, đang có làn sóng nhà đầu tư từ Anh, Mỹ và châu Âu mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam, nhờ chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào giúp doanh nghiệp xây dựng năng lực sản xuất lớn. Trong khu vực, Myanmar cũng có chi phí nhân công thấp nhưng yếu tố này đang ngày càng sụt giảm; hay Trung Quốc là thị trường sản xuất lớn nhất nhưng chi phí nhân công đang ngày càng cao nên các nhà đầu tư đang dịch chuyển sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, lĩnh vực hấp dẫn với nhà đầu tư châu Âu là sản xuất. Ông Frederic De Boer, đồng sáng lập GMAP, chia sẻ, một số doanh nghiệp châu Âu đã thông qua RECOF tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ cũng theo xu hướng này.

“Tôi tới từ Thụy Sĩ và đang có 2 khách hàng doanh nghiệp lớn ở mảng cơ sở hạ tầng, chuyên sản xuất toàn cầu quan tâm tới thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp này có cơ sở ở Trung Quốc và đang muốn dịch chuyển sang Việt Nam, họ đã tìm hiểu về nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh và bày tỏ sự hài lòng nên đang tìm hiểu chi tiết để có thể đầu tư nhà máy tại Việt Nam”, ông Frederic De Boer nói.

Theo thông tin từ Hội nghị GMAP, trong những năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư từ nhiều nước châu Á khác nhau, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự vắng mặt các khoản đầu tư từ châu Âu và Bắc/Nam Mỹ.

Để khơi thông thêm dòng vốn ngoại vào Việt Nam, đặc biệt qua hình thức M&A, ông Ivan Alver khuyến nghị môi trường chính sách phải thuận lợi hơn, và nhà đầu tư thì luôn quan tâm đến việc sau khi rót vốn đầu tư thì khi đạt lợi nhuận kỳ vọng có thể thực hiện được việc thoái vốn thuận lợi.

Nguồn: Đầu tư chứng khoán | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

YFY Inc. đầu tư thêm 31 triệu USD để mở rộng nhà máy sản xuất giấy tại Việt Nam

永豐餘放眼中長期國際經貿情勢演變,決議加碼近10億元參與旗下工紙紙器事業現增案。圖/本報資料照片

YFY Inc. nhìn trước sự phát triển của tình hình kinh tế và thương mại quốc tế lâu dài và đã quyết định tăng đầu tư gần 1 tỷ Đài tệ để tham gia vào quá trình mở rộng kinh doanh giấy công nghiệp của mình.

Xét về biến động tình hình kinh tế và thương mại quốc tế trong thời gian dài, công ty YFY Inc. quyết định đầu tư thêm gần 1 tỷ Đài tệ (~31,3 triệu USD)  để tham gia vào kế hoạch tăng vốn của lĩnh vực sản xuất giấy và sản phẩm giấy của mình. Theo thông tin đã biết, có hai điểm chính: một là theo chiến lược “Trung Quốc cộng 1”, mở rộng quy mô hoạt động của nhà máy sản xuất giấy tại Việt Nam để đáp ứng cơ hội kinh doanh từ sự di chuyển sản xuất toàn cầu; hai là tăng cường hiệu suất sản xuất tổng thể tại Đài Loan và Việt Nam, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, và chế tạo thông minh, liên tục mở rộng phạm vi thị trường.

Trong ba quý đầu năm, lĩnh vực sản xuất giấy và sản phẩm giấy đã đóng góp hơn 40% doanh thu của YFY Inc.  Hiện tại, công ty có cả cơ sở sản xuất và tiêu thụ tại cả Đài Loan và Việt Nam. Trong bối cảnh chính trị địa lý ngày càng căng thẳng, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong dài hạn là khả quan. Năm ngoái, YFY Inc. đã thành lập hai công ty sản xuất bao bì giấy mới là YFY Packaging (Nghệ An) và YFY Packaging (Quảng Ngãi). Theo quy tắc thông thường của YFY Inc., một doanh nghiệp sẽ có một nhà máy, dự đoán rằng trong tương lai sẽ có ít nhất hai nhà máy sản xuất giấy mới tại Việt Nam.

Ngày 14 tháng này, YFY Inc. đã tổ chức cuộc họp thông tin, Tổng giám đốc Lạc Bảng Chính đã chỉ ra rằng tình hình kinh tế khó khăn ở Việt Nam trong ngắn hạn không ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng kinh tế tổng thể, và vẫn lạc quan về dài hạn. Các khu công nghiệp của khách hàng ở Bắc Việt và Nam Việt khác nhau, với đa số ở Nam Việt là doanh nghiệp Đài Loan và ngành công nghiệp tổng hợp, trong khi Bắc Việt chủ yếu là khách hàng xuất khẩu và ngành công nghiệp công nghệ. Sản phẩm giấy của YFY Inc. sẽ đáp ứng nhu cầu khác nhau của các khách hàng và tạo ra sự phân biệt.

Đối với thị trường sản xuất giấy và sản phẩm giấy tại Trung Quốc, sau khi các nhà máy tại đất liền thực hiện chiến lược tăng giá trong mùa vàng mùa bạc, giá bán lẻ tăng, tồn kho ở lớp dưới giảm bớt. Tuy nhiên, việc theo dõi xem là liệu đợt tăng giảm giá và khối lượng này có tiếp tục không vẫn còn phải quan sát. Tại Đài Loan, thị trường sản xuất giấy không có biến động lớn, ngoại trừ hộp giấy, YFY Inc. tiếp tục tối ưu hóa cấu trúc sản phẩm và nâng cao hiệu suất nguồn lực.

Doanh thu từ lĩnh vực sản xuất giấy của YFY Inc. giảm khoảng 10% trong ba quý đầu năm, trong đó doanh thu từ sản xuất giấy tại Việt Nam giảm ít hơn một chữ số, và giảm khoảng 10% tại cả hai bờ biển.

Hiện tại, YFY Inc. có một nhà máy sản xuất giấy và 6 nhà máy sản xuất sản phẩm giấy tại Đài Loan, là một trong ba nhà máy sản xuất giấy lớn nhất tại Đài Loan; ở Việt Nam, công ty có 6 nhà máy sản xuất sản phẩm giấy, là nhà cung cấp hộp giấy lớn nhất tại Việt Nam, và hiện đang có đủ tài chính để mở thêm nhà máy sản xuất sản phẩm giấy khi cần thiết; ở Trung Quốc đất liền, công ty có một nhà máy sản xuất giấy và 12 nhà máy sản xuất sản phẩm giấy.

Trong ba quý đầu năm, do tình hình kinh tế tổng thể phục hồi chậm rãi và ý thức chi tiêu của người tiêu dùng thận trọng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của YFY Inc. là 4.63 tỷ đô la, mặc dù doanh nghiệp nhận được khoản thu nhập chính

từ các đầu tư bên ngoài khoảng 22.93 tỷ đô la, chủ yếu là do lợi nhuận từ đầu tư theo phương thức cổ đông định kỳ từ công ty YFY Inc. và doanh thu cổ tức từ các công ty đầu tư cổ phần khác, tổng lợi nhuận ròng sau thuế là khoảng 13.27 tỷ đô la, tương đương với khoảng 0.8 đô la mỗi cổ phiếu sau thuế.”

Nguông:Yahoo News|Liên kết

Tham khảo thêm hoạt động của SIA|Liên kết