Báo Điện Tử 30/06

Việt Nam tăng mức lương tối thiểu, doanh nghiệp Đài Loan thúc đẩy tự động hoá

Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên tăng “lương tối thiểu”. Bắt đầu từ ngày 1/7, nâng mức lương tối thiểu hàng tháng và tối thiểu theo giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trên địa bàn 4 quận. Bị ảnh hưởng bởi điều này, các công ty của Đài Loan sẽ báo cáo chi phí trong bảng báo giá và đẩy nhanh việc thúc đẩy tự động hóa.

Phân tích sâu hơn về kế hoạch tăng lương tối thiểu của Việt Nam, Khu vực 1 như TP.HCM và Hà Nội có mức lương tối thiểu hàng tháng là 4,68 triệu đồng (khoảng 5.980 Đài tệ), tăng khoảng 5,9%; lương theo giờ tối thiểu là 22.500đ. Khu vực 2 có mức lương tối thiểu hàng tháng là 4,16 triệu đồng và mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng. Mức lương tối thiểu hàng tháng ở khu vực 3 là 3,64 triệu đồng và mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng. Khu vực 4 có mức lương tối thiểu hàng tháng là 3,25 triệu đồng và mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng.

Pou Chen Group tiết lộ, tính đến cuối năm ngoái, tập đoàn đã có sáu nhà máy tại Việt Nam với tổng số nhân viên khoảng 126.000 người. Đối với việc tăng lương tối thiểu hàng tháng và lương tối thiểu hàng giờ nêu trên, Tập đoàn áp dụng mô hình kinh doanh nâng giá chi phí sản xuất. Về vấn đề tăng giá nguyên vật liệu và tăng lương cơ bản, Tập đoàn sẽ trao đổi và thương lượng với thương hiệu, đồng thời phản ánh kịp thời chi phí sản xuất trong báo giá.

Daxon cho biết, hai nhà máy tại Việt Nam lần lượt đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, trong đó có bốn nhà máy hợp tác bên ngoài. Hiện tại, nhà máy tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào gia công áo mưa và quần áo may sẵn, với tổng số số lượng khoảng 300 người và chi phí lao động của nhà máy chiếm khoảng 70%. Ngoài các luật và quy định của Chính phủ, việc đẩy mạnh tự động hóa sẽ được đẩy mạnh để tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả sản xuất. Honchuan Group chỉ ra rằng nhà máy tại Việt Nam của họ, bao gồm Nhà máy chính Việt Nam ở tỉnh Bình Dương, Nhà máy con ở phía Nam, Nhà máy con phía Bắc và  Nhà máy phía Tây là nhà máy vận hành, có tổng số nhân viên khoảng 180 người. Năm ngoái, nhà máy ở Việt Nam chiếm khoảng 13% doanh thu của nhà máy khu vực Đông Nam Á. Vì mức lương tối thiểu hàng tháng của nhân viên nhà máy Việt Nam là 4,7294 triệu đồng, cao hơn mức lương tối thiểu hàng tháng được chính phủ quy định là 4,68 triệu đồng.

Nguồn thông tin:Yahoo | 劉朱松 Thông tin

Báo Điện Tử 29/06

Báo Điện Tử 28/06

hợp đồng điện tử

Việt Nam áp dụng mạnh mẽ hợp đồng điện tử để tạo điều kiện phát triển kinh tế số

Cục Kinh tế số và Thương mại điện tử, Bộ Công Thương Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp tại Hà Nội về kế hoạch phát triển hợp đồng điện tử (HĐĐT) tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, chuyển đổi số có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thay đổi đời sống người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, ứng dụng công nghệ tiên tiến khác nhau và việc áp dụng các giải pháp đột phá đã mang lại sự tiện lợi.

Trên thực tế, đối với các giao dịch quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam từ lâu đã ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, dưới hình thức hợp đồng điện tử.

Mặt khác, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, điều này đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen và hành vi của các doanh nghiệp Việt Nam và người Việt Nam.

Một trong những thay đổi lớn nhất là các doanh nghiệp từ sử dụng hợp đồng và văn bản giấy truyền thống sang hợp đồng và văn bản điện tử.

Việc áp dụng hợp đồng điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp và khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp giảm thiểu tác động của đại dịch và lỗ hổng trong giao dịch kinh doanh. Đặc biệt, cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức và người dùng khả năng tiếp cận tốt hơn với các nền tảng công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đáng tin cậy của chính phủ thông qua các giao dịch thương mại.

Để thúc đẩy kế hoạch phát triển hợp đồng điện tử của Việt Nam và phát triển hợp đồng điện tử trở thành lực đẩy quan trọng của nền kinh tế, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị Cơ quan quản lý hợp đồng điện tử được cấp chứng nhận CeCA phải đăng ký HĐĐT theo đúng quy định. 

Ngoài ra, kế hoạch phát triển HĐĐT của Việt Nam phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết để hoàn thiện quy trình thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm lãng phí giấy, tiết kiệm thời gian, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy đề xuất chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Tham khảo hoạt động mới nhất của SIA | Liên kết

Trang FB của Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á| Liên kết

Báo Điện Tử 27/06

Công ty điện Shihlin

Công ty điện Shihlin tích cực mở rộng nhà máy ở Việt Nam và nước ngoài

Năm trước, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Công ty điện Shihlin là 3,46 Đài tệ. Chiều hôm nay tiến hành Đại hội cổ đông thường kỳ thông qua việc chia cổ tức tiền mặt 1,8 Đài tệ /cổ phiếu, tỷ lệ phân chia khoảng 52% , Ông John Hsieh, tổng giám đốc công ty cho biết, Shihlin sẽ mở rộng nhà máy phát triển lâu dài và ổn định ở nước ngoài và tại Việt Nam từ năm nay đến năm 2024, hoạt động kinh doanh sẽ đòi hỏi những nguồn vồn lớn hơn.

Ông John Hsieh thay mặt Chủ tịch Yu Jui Hsu chủ trì cuộc họp cổ đông hôm nay, một vài cổ đông nhỏ đối với hạng mục đưa ra những đề án dự thảo và dự kiến cổ tức có thể được tăng lên.

Ông John Hsieh chỉ ra rằng, công ty điện Shihlin đã duy trì đều đặn việc phân chia cổ tức trong những năm trước. Từ năm nay sang năm sau, họ sẽ tích cực mở rộng nhà máy ở nước ngoài và ở Việt Nam, đồng thời tham gia vào các dự án công trình công cộng như nhà máy năng lượng điện mặt trời và đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn. Để hoạt động ổn định và lâu dài, công ty có kế hoạch sẽ trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu là 1,8 Đài tệ , dự kiến ​​phát hành vào cuối tháng 8.

Có cổ đông  phát biểu thắc mắc về vấn đề thẩm định đất, giám đốc tài chính công ty điện Shihlin chỉ ra rằng, giá trị tài sản đất đai đã được giải trình trong báo cáo tài chính. Cũng có cổ đông nhỏ khác tạm thời đưa ra kiến ​​nghị hỏi vấn đề phát triển kế hoạch về môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG) và tiến độ giảm lượng rác thải bằng không. Ông John Hsieh hồi đáp rằng,  nhóm dự án  đã được thành lập cách đây hơn một năm và kế hoạch này đã vượt tiến độ đề ra. Ước tính rằng năm 2026 tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh có thể được tăng cao  đến 10%, nỗ lực  thúc đẩy các chính sách của chính phủ. Các khách hàng của EU cũng rất coi trọng kế hoạch giảm thải carbon, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị lưu trữ năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng xây dựng các nhà máy điện, trạm tăng áp và trạm lưu trữ năng lượng.

Công ty điện Shihlin đang hướng tới hai hướng chính là cung cấp năng lượng xanh và kinh doanh sạc điện. Ước tính đến năm 2023, Shihlin sẽ chiếm 15% điện năng xanh; Shildin còn hướng tới vận hành trạm sạc (CPO) và đặt mục tiêu vào tháng 8 hoặc tháng 9 thành lập một công ty liên doanh kinh doanh sạc điện tổ hợp chip.

Cổ đông còn hỏi về tác động của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Ông John Hsieh cho biết không có tác động nào đến công ty. Hoạt động nhà máy ở Trung Quốc đại lục vẫn diễn ra suôn sẻ và chỉ một phần của chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, đánh giá thận trọng về môi trường kinh tế và chính trị bên ngoài để có thể ứng phó với nhiều biến số khác nhau. 

Trong hệ thống động lực của xe điện, động cơ và bộ điều khiển xe điện dưới 10kW do Shihlin phát triển độc lập,  động cơ của xe vận chuyển trên 130kW  sẽ hợp tác với Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp.

Trong lĩnh vực công suất trung bình từ 20kW đến 80kW, Shihlin tiếp tục phát triển các phương tiện phi đường bộ (ATV 0ff-road) như: đầu máy xe hạng nặng, xe đua trên cát ATV và xe trượt tuyết…. Các động cơ và bộ điều khiển liên quan được cung cấp bởi Shildin. Khoảng 80% động cơ khởi động máy phát điện của các nhà sản xuất ô tô ATV do Shihlin cung ứng.

Tổng doanh thu của Shihlin năm ngoái là 27,69 tỷ Đài tệ, tăng 7,8% so với hàng năm. Lợi nhuận sau thuế năm ngoái là 1,805 tỷ Đài tệ, tăng 18,3% hàng năm. Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm ngoái là 3,46 Đài tệ, cao hơn so với năm trước là 2,93 Đài tệ.

Nguồn thông tin:Economic Daily | 鍾榮峰 Thông tin

Báo Điện Tử 24/06

Tập đoàn Paiho

Tập đoàn Paiho tăng giá sản phẩm để mở rộng hoạt động kinh doanh

Tập đoàn Paiho dự kiến ​​sẽ tăng giá hơn 10% trong nửa cuối năm, điều này có lợi cho sự thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, công ty đang có kế hoạch niêm yết công ty thứ hai – niêm yết cổ phiếu của Wuxi Paiho tại Thượng Hải, thời gian ước tính được thông qua sớm nhất là cuối năm sau, dự kiến ​​phát hành vào tháng 5.

Paiho đã tổ chức cuộc họp cổ đông thường kỳ vào ngày 22. Chủ tịch Cheng Kuo-Yen chỉ ra rằng Wuxi Paiho đã đáp ứng các điều kiện: niêm yết tại địa phương về lợi nhuận, chứng nhận xanh – carbon trung tính, hiệu suất hoạt động, quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Paiho đối với kế hoạch niêm yết này vô cùng tự tin.

Wuxi Paiho hiện có vốn đầu tư 1,67 tỷ NTD (tương đương hơn 384 triệu nhân dân tệ) và các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm gia công và sản xuất dây khoá, vải dệt kim và vải thêu. Năm ngoái, lợi nhuận sau thuế vượt 1,5 tỷ NTD.

Cheng Kuo-Yen cho biết do nguyên liệu đầu vào tăng giá nên công ty đã thông báo với khách hàng để tăng giá trung bình ít nhất 10%, và việc tăng giá sẽ bắt đầu sớm nhất trong quý 3 và 4. EPS của Paiho năm ngoái là 3,96 NDT. Đại hội cổ đông đã thông qua mức cổ tức năm ngoái là 2.5NTD cho mỗi cổ tức.

Việc xây dựng dây chuyền và thiết bị giai đoạn 1 của Paihong Việt Nam thuộc tập đoàn Paiho đã hoàn thành.  Sản xuất chính bao gồm vải lưới dệt kim sợi dọc và các sản phẩm chính khác nhau. Tỷ lệ sử dụng hiện tại khoảng 40 – 50%. Ước tính tỷ lệ sản xuất sẽ tăng lên trong nửa cuối năm nay hoặc năm sau, lên tới 70% đến 80%.

Giai đoạn hai của dự án Paihong Việt Nam cũng đang được khởi công xây dựng, trong đó 1/3 diện tích nhà máy được Paihong Việt Nam sử dụng, 2/3 diện tích nhà xưởng còn lại sẽ được cho Nhà máy xe đạp điện Đài Trung – Công ty Fritz Jou MFG Co. thuê.

Tính đến việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể giai đoạn 2 của Paiho Việt Nam, diện tích xây dựng dự kiến ​​được điều chỉnh từ khoảng 111.000 m2 thành 202.000 m2, chi phí xây dựng dự kiến ​​hơn 118 triệu USD.

Nhà máy Paihong Việt Nam có diện tích đất 25 ha tại Khu công nghiệp Mai Phước, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Trong đó giai đoạn đầu có diện tích 10 ha, trở thành nhà máy sản xuất vải lưới dệt kim duy nhất ở Việt Nam. Khách hàng chính bao gồm Adidas, UA, NB, ASICS, Puma và Sketchers và nhiều thương hiệu khác. Có lợi thế về chi phí và sản xuất thiết bị mới, Paihong Việt Nam hy vọng sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng vải lưới dệt kim của Nike trong tương lai.

Cheng Kuo-Yen cho biết đối với các sản phẩm điện tử 3C và các phụ kiện liên quan đến dệt may, công ty con Dongguan Paihong của họ có tỷ lệ hợp tác cao. Do chỉ bán nguyên liệu điện tử 3C nên công ty đã trở thành một trong những nhà cung cấp trong ngành công nghệ điện tử 3C toàn cầu, bao gồm: Facebook, Amazon và các nhà sản xuất điện thoại di động toàn cầu có hợp tác lâu dài với Dongguan Paihong.

Nguồn thông tin:Commercial Times | Lưu Châu Tùng Thông tin

Tham khảo hoạt động mới nhất của SIA | Liên kết

Pegatron

Pegatron kế hoạch đặt nhà máy ở Việt Nam để tăng năng suất sản xuất

Ngày 15/06/2022, tập đoàn điện tử Pegatron đã tiến hành đại hội cổ đông. Chia sẻ về các kế hoạch của tập đoàn trong nửa cuối năm, ông Tung Tzu-Hsien, chủ tịch Pegatron cho biết, tập đoàn hiện tại sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng phát triển các sản phẩm mới có hàm lượng kĩ thuật công nghệ cao, tăng tỷ trọng tự động hóa, cải thiện hiệu suất sản xuất và lợi nhuận. Dự kiến với tình hình lạc quan ​​trong nửa cuối năm, tập đoàn sẽ thành lập các nhà máy tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để tăng năng suất sản xuất.

Ông Liao Syh-jang, tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành của Pegatron cho biết, trọng tâm của hoạt động năm nay là làm tốt công tác điều phối sản xuất và giảm thiểu lãng phí phát sinh do tính thời vụ gây ra. Bên cạnh đó, tích cực triển khai khai thác sản xuất ở nước ngoài để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động.

Ông Tung Tzu-Hsien cho biết, Pegatron trước đây thường làm các sản phẩm 3C thông thường, đặc biệt là vào mùa thấp điểm, hiện nay đang tích cực chuyển đổi và tăng doanh thu, do thiếu nhân công trầm trọng nên công ty sẽ xây dựng và phát triển các nhà máy tại Việt Nam, Indonesia và những nơi khác để tăng năng suất sản lượng. Ông nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp phải biết nhìn về tương lai, Pegatron đã kiếm được 20,5 tỷ NDT vào năm ngoái, lợi nhuận trên giá trị ròng đạt 12,3%. Mặc dù không phải gía trị cao nhất, nhưng trong thời đại lãi suất thấp,  hàng năm tỷ suất lợi nhuận từ 2 ~ 3% cũng không tệ.

Thông qua Đại hội đồng cổ đông Pegatron, tổng doanh thu năm 2021 là 1,26 nghìn tỷ Đài tệ, giảm 9,69% hàng năm; lợi nhuận ròng sau thuế thuộc về sở hữu của công ty mẹ là khoảng 20,5 tỷ NDT và lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu là 7,71 NDT.

Nguồn thông tin: Liberty Times | 黃皓宸 | Thông tin 

Tham khảo hoạt động mới nhất của SIA | Liên kết