Chính sách thúc đẩy chứng khoán Việt Nam, Fubon Việt Nam ETF được kỳ vọng sẽ trở mình
Bước sang năm 2022, sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh vào đầu tháng 1, Yang Yi-ning_Giám đốc Fubon Vietnam (00885) ETF cho biết khả năng tăng lợi nhuận ở Việt Nam trong năm nay là rất thấp, động thái nguồn vốn trong nước không đáng ngại. Thêm vào đó gần 350 nghìn tỷ đồng của kế hoạch phục hồi nền kinh tế, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, dự báo chứng khoán Việt Nam sẽ tăng trở lại sau khi điều chỉnh. Kiến nghị chọn cơ hội thích hợp để triển khai đầu tư khi Fubon Việt Nam (00885) ETF hoặc áp dụng đầu tư dài hạn định kỳ.
Triển vọng năm 2022, Yang Yi-ning dự đoán rằng FDI sẽ tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam, chủ yếu dựa trên ba yếu tố chính sau đây. Thứ nhất, dựa vào kết quả khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), mức lương của lao động Việt Nam thấp hơn 2/3 so với Trung Quốc, nhưng chất lượng lao động gần như nhau. Nhân công giá rẻ sẽ trở thành ưu thế cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý gần với chuỗi cung ứng châu Á, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, đây sẽ trở thành chìa khóa lớn nhất để thu hút đầu tư nước ngoài đặt nhà máy ở đó. Thứ ba, Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề về cơ cấu khiến họ buộc phải tăng cường đầu tư nước ngoài, và Việt Nam sẽ được các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc coi là lựa chọn hàng đầu.
Ngoài 3 yếu tố chính trên, do lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của việc đa dạng hóa địa điểm sản xuất tại Việt Nam nên ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư trong tương lai. Điều này chắc chắn sẽ nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, vào năm 2021, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hủy bỏ việc chỉ định Việt Nam là “nước thao túng tiền tệ”, điều này sẽ làm tăng niềm tin đầu tư của các công ty đa quốc gia vào thị trường Việt Nam. Thông qua việc tiếp tục dòng vốn FDI mạnh mẽ vào Việt Nam trong năm 2022, các chính sách hạn chế đi lại sẽ được nới lỏng hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Yang Yi-ning thêm lần nữa khẳng định, Việt Nam ngày nay giống như Đài Loan của 40 năm trước. Trước đây, khi nền kinh tế Đài Loan đang ở giai đoạn bắt đầu cất cánh, các nhà lãnh đạo đầu ngành và doanh nghiệp nhà nước là những người đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường Fubon Việt Nam ( 00885), ETF theo dõi chỉ số FTSE Vietnam 30 Index, 30 cổ phiếu thành phần được theo dõi phần lớn là của các doanh nghiệp đầu ngành hoặc doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu là bất động sản chiếm khoảng 40%, tiêu dùng cốt lõi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với hơn 20%. Do vị trí chiến lược của Việt Nam được xem như là một công xưởng của thế giới, nên cơ hội kinh doanh to lớn do tiêu dùng, dân số và cơ sở hạ tầng mang lại sẽ làm nổi bật lợi thế cạnh tranh riêng biệt của Fubon Vietnam (00885) ETF.
Từ đầu năm đến nay, có hai sự kiện lớn ở Việt Nam đã đánh trúng thị hiếu đầu tư, thêm nữa là tâm lý sẵn sàng ôm cổ phiếu trước Tết Nguyên Đán thấp, do đó đã ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu Việt Nam từ cao điểm dần dần tụt dốc. Tính đến ngày 21/1, chỉ số FTSE Việt Nam 30 đã được điều chỉnh còn 5,17%. Tuy nhiên, Yang Yi-ning phân tích rằng khi thị trường giảm, dòng vốn nước ngoài ngược lại sẽ gia nhập vào khu vực, biểu thị các nguồn đầu tư dài hạn vẫn lạc quan vào diễn biến của chứng khoán Việt Nam trong thời điểm này. Dự kiến, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong thời gian ngắn vẫn chưa thể suy yếu, có thể quan sát tháng 8 đến tháng 9 năm 2021 liệu các nền tảng có thể được điều chỉnh hay không. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư dài hạn vào thị trường mới trỗi dậy và có lợi thế cạnh tranh đặc biệt này, đây cũng là thời điểm hoàn hảo để đẩy mạnh hoạt động Fubon Vietnam (00885) ETF vào thị trường Việt Nam.
Nguồn thông tin:Taiwan News | Thông tin