Nhu cầu về sức khỏe và làm đẹp y tế tại Việt Nam đang tăng cao, mang lại triển vọng kinh doanh lớn
/in Tin Tức /by nathan.dangQuy mô dân số Việt Nam hiện đã vượt quá 97 triệu người, chiếm 1,24% dân số thế giới. Và là một trong những quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có tốc độ tiêu dùng gia tăng nhanh chóng . Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với bản chất yêu cái đẹp của người dân, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Việt Nam cũng tăng đột ngột. Từ năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã tích cực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp y tế, và đến năm 2022, có hơn 1,500 bệnh viện công và tư đã được thành lập. Nhu cầu sử dụng các công nghệ y tế tiên tiến và trang thiết bị y tế ngày càng tăng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, đã thúc đẩy ngành công nghiệp y tế tại Việt Nam chuyển hướng nhanh chóng vào hình thức số hóa. Điều này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, đặc biệt là thuận lợi cho doanh nghiệp Đài Loan quan tâm đến thị trường này.
Sự gia tăng dân số cao tuổi đang thúc đẩy nhu cầu chăm sóc y tế và kiểm tra sức khỏe
Việt Nam đã thúc đẩy Hệ thống Bảo hiểm Y tế Xã hội (SHI) từ năm 1992 và sửa đổi “Luật Bảo hiểm Y tế” năm 2014. Dưới chế độ mới này, phí bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tuổi, người già, người nghèo và các dân tộc thiểu số được hỗ trợ toàn bộ, trong khi sinh viên và những người gần mức nghèo có thể nhận được một phần hỗ trợ. Phạm vi bảo hiểm đã mở rộng cho toàn bộ dân số, không chỉ áp dụng bắt buộc đối với công chức và người nhận lương hưu như trước. Theo báo cáo của chính phủ, tỷ lệ bảo hiểm sức khỏe địa phương đã đạt 90.85% của toàn bộ dân số vào năm 2020.
Sau đó, từ năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người già, với dự kiến ít nhất 70% người già trên toàn quốc sẽ được kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm. Dự kiến đến năm 2025, ít nhất 95% người già sẽ được kiểm tra sức khỏe.
Với sự gia tăng dân số cao tuổi, các bài kiểm tra sức khỏe chủ yếu tập trung vào các vấn đề như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh gout và phòng ngừa ung thư. Các bệnh viện và phòng mạch ở Việt Nam đã nỗ lực nâng cao chất lượng y tế thông qua việc đầu tư vào thiết bị chẩn đoán y tế tiên tiến như tia X, hồng ngoại từ hạt nhân (MRI), và quét tomography máy tính (CT) để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Nhu cầu cho những thiết bị này tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng.
Đến năm 2022, thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam đã trở thành thị trường lớn thứ 8 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với quy mô đạt 16.774 tỷ đồng, chiếm 0.4% thị trường toàn cầu, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 10.2%, là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.
Mặc dù 90% thiết bị y tế trong nước hiện nay phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Trung Quốc, Đức và các quốc gia khác, nhưng 10% còn lại được sản xuất bởi 50 nhà sản xuất trong nước. Những sản phẩm này bao gồm nhiều loại được Bộ Y tế phê duyệt như thiết bị cấy ghép, dụng cụ phẫu thuật, thiết bị chẩn đoán hình ảnh, giường bệnh viện, dao phẫu thuật, tủ, kéo và vật tư y tế khác. Tuy nhiên, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh cao cấp vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ Nhật Bản và Đức, còn nhiều vật tư y tế được nhập khẩu từ Singapore.
Ngành điện Việt Nam và những điều bạn chưa biết
/in Thị trường /by nathan.dangChuỗi giá trị ngành điện Việt Nam
Hiện tại, ngành điện Việt Nam đang vận hành dựa trên nguyên tắc thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM – Vietnam Wholesale Electricity Market).
Các loại nhà máy sản xuất điện
Cơ cấu nguồn điện sản xuất Việt Nam 2022: Thủy điện chiếm (29%), Nhiệt điện than (32.5%), Điện khí (9.2%), Năng lượng tái tạo gồm Điện gió và Điện mặt trời (26.4%), Khác (Dầu, Biogas, Sinh khối,…) tầm 2.9%.
- Nhiệt điện than: Tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc (Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,..). Đầu vào của nó là Than mua từ TKV và TCT Đông Bắc, bên cạnh đó từ năm 2015 phải nhập khẩu Than Newcastle – Úc và Than ICI3 – Indonesia. Theo quy hoạch điện VIII, Nhiệt điện than sẽ hạn chế mở mới giai đoạn sắp tới.
- Thủy điện: Tập trung ở 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Sê San và sông Đồng Nai. Đầu vào phụ thuộc vào mùa và thủy văn, lượng nước các sông/hồ chứa; lợi thế của thủy điện là chi phí đầu vào là 0 đồng, nên mưa càng nhiều thì sản lượng càng nhiều. Hiện tại thì Thủy điện đang khó mở mới, do phụ thuộc vào vị trí sông ngòi, nhưng có thể cải thiện công suất bằng cải tạo, nâng cấp và mở rộng nhà máy.
- Nhiệt điện khí (Turbin khí): Tập trung ở khu vực phía Nam (Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau). Đầu vào, mua khí tự nhiên trực tiếp từ các mỏ của PV GAS, tương lai chuyển sang nhập khẩu khí LNG để sản xuất điện.
- Điện mặt trời: Tập trung khu vực miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa,…). Phân bổ không đồng đều, tập trung ở những nơi nhu cầu điện thấp, nên hay gây tình trạng quá tải và tắc nghẽn hệ thống điện. Công suất của điện mặt trời không ổn định, vì phụ thuộc vào thời gian nắng, cường độ nắng và thời tiết.
- Điện gió: Tập trung ở ven biển khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ (từ Bến Tre tới Cà Mau), Quảng Trị, Gia Lai,… Hiện tại thì điện gió chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu ngành điện, nguyên nhân cũng đến từ tính thiếu ổn định và cơ chế mua điện của EVN với các DN điện gió.
Bên bán buôn (Đơn vị phát điện)
Bên bán buôn gồm các đơn vị phát điện sở hữu nhà máy có công suất trên 30 MW. Những đơn vị này sẽ sở hữu nhiều loại nhà máy sản xuất điện, có thể vừa sở hữu thủy điện, vừa sở hữu nhiệt điện, một vài cty còn sở hữu điện khí và NLTT. Các đơn vị phát điện gồm:
- Các cty thuộc Nhà nước: Genco 1, Genco 2, Genco 3 thuộc EVN; TKV Power trực thuộc Vinacomin, PV Power thuộc PVN. Chiếm 59% thị phần doanh nghiệp tham gia VWEM 2020.
- SMHP: Nhà máy Thủy điện chiến lược đa mục tiêu, phục vụ an ninh năng lượng quốc gia.(13%)
- BOT: Các nhà máy điện có vốn đầu tư của nước ngoài, đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao. (7%)
- Các nhà máy điện tư nhân và độc lập (IPP), do các cty tư nhân/ cổ phần xây dựng, sau đó được cấp phép hòa lưới điện. (38%)
- Các nguồn điện nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Lào. (1-2%)
Số liệu Thị phần của doanh nghiệp tham gia thị trường VWEM 2020 lấy từ nguồn ERAV.
Bên trung gian và cung cấp dịch vụ
Các thành phần cung cấp dịch vụ trung gian gồm có:
- Nhóm xây dựng: tư vấn và xây nhà máy điện, xây dựng hệ thống và đường dây truyền tải.
- NPT (TCT Truyền tải điện): đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải;
- NLDC (Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia): đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO), hay còn gọi với tên khác là A0,SMO;
- MDMSP (Đơn vị thu thập và xử lý số liệu đo đếm);
- EPTC (TCT Mua bán điện): hiện tại đang mua điện từ bên bán và thị trường cạnh tranh VCGM, sau đó bán lại cho các PCs. Tương lai sẽ chuyển sang mua điện của các DN gián tiếp tham gia thị trường giao ngay (BOT, Nhập khẩu,..) và PCs có thể mua điện trực tiếp từ Thị trường điện giao ngay.
- SMO (NLDC – quản lý, dự kiến chuyển về Bộ Công Thương): vận hành thị trường điện cạnh tranh VCGM.
Bên mua (Phân phối)
Gồm 5 Tổng công ty Điện lực trực thuộc EVN, các khách hàng lớn đủ điều kiện và các đơn vị mua buôn điện mới.
Năm Tổng công ty Điện lực (PCs) này là: NPC (TCT ĐL miền Bắc), HNPC(TCT ĐL Hà Nội), CPC (TCT ĐL miền Trung), SPC (TCT ĐL miền Nam), HCMPC (TCT ĐL TP HCM).
Từ các PCs sẽ truyền tải điện xuống và hạ áp còn 220/380 V để bán cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Thị trường điện giao ngay (Spot Market)
Thị trường điện giao ngay vận hành năm 2012 cùng với đó là cơ chế thị trường phát điện cạnh tranh VCGM, đến năm 2019 thì nâng cấp lên cơ chế thị trường bán buôn điện cạnh tranh VWEM, dự kiến tương lai sẽ phát triển lên cơ chế thị trường bán lẻ điện cạnh tranh VREM.
Thị trường giao ngay áp dụng theo mô hình thị trường chào giá theo chi phí và cơ chế định giá đảm bảo cho nhà máy điện mới tốt nhất sẽ thu hồi được chi phí cố định và chi phí biến đổi khi tham gia thị trường điện.
Dự phóng doanh thu ngành điện như thế nào?
Muốn dự phóng được doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất điện và phát điện thì cần 2 yếu tố “Sản lượng” và “Giá bán điện”.
Sản lượng
- Thủy điện, để dự phóng được sản lượng thủy năng thì bạn cần 2 yếu tố: Thời tiết (xác định năm nay là El Nino hay La Nina thông qua chỉ số chu kỳ ENSO); Lượng nước ở hồ chứa, sông ngòi (Xem thông tin lượng nước hồ thủy điện chạy realtimes trên website EVN). Chi phí rẻ nhất nên sản xuất được bao nhiêu sẽ được ưu tiên mua hết.
- Nhiệt điện than, ngược lại với Thủy điện, năm nào mà El Nino, Thủy điện thiếu nước thì sẽ được ưu tiên chạy công suất cao hơn. Có thể tra công suất nhà máy trên website doanh nghiệp. Sản lượng than đầu vào và bảo trì cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng các nhà máy nhiệt điện năm đó.
- Nhiệt điện khí, tương tự nhiệt điện than. Theo quy hoạch điện VIII, sẽ có thêm sản xuất điện bằng khí hóa lỏng – LNG, nên cũng sẽ thêm yếu tố phụ thuộc vào đầu vào khí nhập khẩu từ Indonesia. Giá bán của Nhiệt điện than và Khí tương đương nhau (tùy theo năm, năm nào điện khí rẻ hơn thì mua điện khí nhiều, năm nào điện than rẻ hơn thì mua điện than nhiều). Nhưng tương lai khi các nhà máy điện than không được mở mới, cộng thêm yếu tố bảo vệ môi trường và chính sách thuế các-bon, thì điện khí LNG sẽ được ưu tiên tăng cường sản xuất nhiều hơn.
- Năng lượng tái tạo: gồm điện mặt trời và điện gió. Sản lượng cao nhưng thiếu ổn định do phụ thuộc vào thời tiết. Bên cạnh đó, do còn mới nên các thủ tục hòa lưới điện và bán điện trên thị trường cạnh tranh còn gặp nhiều khó khăn. Việc chạy đua đầu tư NLTT giai đoạn 2019-2022, đã khiến cho hệ thống truyền tải điện quá tải và dư thừa điện. Điện mặt trời và điện gió sẽ ưu tiên cuối cùng, khi nào thiếu điện từ thủy điện, nhiệt điện, điện khí thì EVN mới ưu tiên mua.
Giá bán – Phụ thuộc vào hợp đồng mua bán điện
- Hợp đồng phân bổ (PPA): các nhà máy điện ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) dưới dạng Hợp đồng chênh lệch/ tương lai (CfD). Đầu năm, EVN sẽ tính toán và mua một lượng điện từ các nhà máy với giá cố định đã ký đầu năm là giá Pc với sản lượng Qc.
- Hợp đồng song phương: Bên bán và bên mua tự đàm phán, thống nhất về giá và sản lượng cam kết, ký kết hợp đồng song phương dưới dạng hợp đồng CfD. Có thể hiểu là nhà máy điện có thể đấu nối và bán trực tiếp cho các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, sau đó 2 bên tự thỏa thuận giá và sản lượng.
- Hợp đồng tập trung: Dùng cho các đơn vị tham gia chào bán hoặc chào mua trên Thị trường giao ngay. Ví dụ, như sau khi bán điện theo hợp đồng PPA cho EVN, mà nhà máy thủy điện vẫn còn dư sản lượng thì có thể mang lên đây bán với Giá FMP (giá thị trường điện toàn phần – hay giá CGM mà các report hay viết).
- Giá FMP/ Pm sẽ cao hơn hoặc thấp hơn giá Pc mà EVN chào mua đầu năm, tùy theo nhu cầu sản lượng điện của năm đó. Giá FMP phụ thuộc vào: nhu cầu điện trong năm đó, giá công suất đảm bảo nhà máy sx điện không lỗ, chi phí phụ tải,… Sau đó, lấy giá từ thấp lên cao, nếu mua cả thủy điện (900đ) và nhiệt điện than (1300đ) thì giá FMP sẽ chốt giá 1300đ, nhà máy thủy điện cũng sẽ hưởng mức giá 1300đ (chênh lệch 400đ). Vì vậy, trong giai đoạn El Nino này mà những nhà máy thủy điện vẫn sản xuất dư công suất thì sẽ hưởng mức biên chênh lệch cực lớn từ giá FMP. Giá FMP thì mình thường xem trên WiChart – giá điện theo tháng.
- Hợp đồng PPA nhưng giá FIT: riêng mảng Năng lượng tái tạo thì sẽ là cơ chế giá FIT (áp dụng với DN nào ký trước 31/12/2020), giá này sẽ cố định 20 năm. Còn DN nào hòa lưới điện sau giai đoạn này thì hưởng khung giá mới (thấp hơn 21-29% so với giá FIT).
- Hợp đồng bán lẻ (cước phí): đây là hợp đồng không nằm trong thị trường VWEM, ký kết giữa hộ gia đình, hộ kinh doanh,… với TCT Điện lực trong khu vực (PCs), giá này mọi người có thể tham khảo trên website EVN. Giá bán lẻ biến động có tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp; tác động gián tiếp đến lạm phát và giá hàng hóa.
Các yếu tố khác tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất điện
Khi phân tích doanh nghiệp ngành điện ta cần quan tâm thêm một số yếu tố có thể tác động lợi nhuận như sau”:
- Capex và Khấu hao nhà máy: DN nào hết khấu hao thì lợi nhuận sẽ tăng mạnh (do không phải trích chi phí khấu hao nữa).
- Vay nợ dài hạn: Để tài trợ cho việc xây dựng nhà máy điện, thì cần nguồn vốn lớn. Vì vậy, khi khoản mục này với các doanh nghiệp điện sẽ khá lớn, mỗi năm DN phải trích lợi nhuận trả nợ gốc và lãi vay. Khi khoản mục này về 0, doanh nghiệp không phải chịu chi phí lãi vay thì lúc đó sẽ dư dả tiền để chia cổ tức tiền mặt.
- Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ (LCTT): cho biết doanh nghiệp có đang nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng nhà máy mới không.
- Hàng tồn kho: đối với các DN điện than và điện khí thì biến động nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến Biên lợi nhuận.
Triển vọng ngành điện – Lý do các tập đoàn lớn đầu tư vào mảng Điện
- Nhu cầu tăng trưởng theo thời gian. Trong đó, các thiết bị dùng điện ngày càng nhiều, công suất ngày càng cao như: xe ô tô điện, hệ thống máy chủ – data center, hạ tầng công nghệ – viễn thông, khu công nghiệp, thiết bị điện tử cá nhân, thiết bị nội thất,…
- Giá điện tăng trưởng dài hạn theo thời gian (trung bình 5-7%/ năm). Theo quyết định số 377/QĐ-EVN, ngày 4/5/2023 EVN đã quyết định tăng giá điện, sau 4 năm duy trì mặt bằng giá thấp.
- Giá nguyên liệu đầu vào giảm (giá than, giá khí), giúp biên lợi nhuận nhóm Nhiệt điện tăng lên trong thời gian tới.
- Quy hoạch điện VIII, tiếp tục duy trì nguồn điện nền từ thủy điện, nhiệt điện than giá thấp. Đẩy mạnh phát triển điện gió và điện khí LNG, riêng đối với điện mặt trời sẽ không tăng sản lượng thu mua cho tới khi hạ tầng truyền tải được đồng bộ.
- Cơ chế thị trường điện cạnh tranh VCGM giúp các doanh nghiệp thủy điện, nhiệt điện hưởng biên chênh lệch lớn khi có thêm sự xuất hiện của điện tái tạo.
- Nhiều nhà máy Thủy điện, Nhiệt điện sắp kết thúc giai đoạn trả nợ và khấu hao, bước vào thời kỳ hái quả và nhận cổ tức tiền mặt.
- Dòng tiền ổn định từ cổ tức tiền mặt giúp các tập đoàn tái đầu tư vào các mảng khác.
- Mặt bằng lãi suất tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU,…duy trì mức thấp, trong khi đó lĩnh vực năng lượng mang lại dòng tiền cổ tức cao và ổn định, nên thu hút các tập đoàn lớn đầu tư.
- Đầu tư ngành điện giúp các tập đoàn công nghệ tự chủ nguồn điện cho hệ thống máy chủ và trung tâm dữ liệu, đây là cách mà Microsoft, Google,… đã làm từ 2019 đến nay.
Rủi ro và thực trạng ngành điện Việt Nam
- Năng lượng tái tạo Việt Nam 2021, trào lưu đầu tư NLTT có thể dẫn đến Bong bóng “Công nghệ sạch” xảy ra ở Mỹ năm 2009. Renixx – Chỉ số công nghiệp năng lượng tái tạo có dấu hiệu tạo đỉnh, hiện tại trên thế giới đang dư cung và kết thúc chu kỳ 10 năm đầu tư của ngành năng lượng.
- Điện mặt trời sẽ ngừng mở rộng từ năm 2023, do đã phát triển quá nhanh và hệ thống lưới điện truyền dẫn tại các vùng này đang quá tải.
- Giá FIT thấp + sản lượng mua thấp, làm cho các DN NLTT gánh chịu chi phí nợ lớn và kinh doanh thua lỗ trong những năm đầu.
- Điện khí LNG thì thân thiện môi trường nhưng chi phí cao hơn các loại điện khác, nên tương lai sẽ đẩy giá bán lẻ điện tăng.
- Phân bổ nguồn điện không đồng đều (miền Bắc tập trung Thủy điện + Nhiệt điện than; miền Trung điện mặt trời + điện gió, Tây Nguyên là thủy điện + điện mặt trời, miền Nam là điện khí + điện gió) dẫn đến vùng thì thiếu điện, vùng thì dư thừa điện.
Lời kết: Mặc dù ngành điện Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với chính sách hỗ trợ của nhà nước và nguồn tiền đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, sẽ giúp cho nguồn năng lượng của nước ta ổn định, duy trì mức giá thấp nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuất và phát triển kinh tế.
Với quy hoạch điện VIII, tập trung giải quyết vấn đề lưới điện hạ tầng, phát triển năng lượng tái tạo,… thì đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xây lắp điện, sản xuất điện gió, điện khí LNG, phát triển trong thời gian sắp tới.
Tham khảo các dịch vụ của SIA tại đây
Việt Nam bước gần hơn đến mục tiêu Net Zero năm 2050
/in Tin Tức /by nathan.dang
Với việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng và bền vững. Là nước đang phát triển, Việt Nam đã mạnh dạn đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững với quan điểm xuyên suốt là “không chấp nhận phương thức tăng trưởng bằng mọi giá”.
Taị Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tháng 11/2021, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ này.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) hướng đến các mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm mạnh nhiệt điện than, phát triển hợp lý nguồn điện khí sử dụng LNG và sử dụng các nguồn điện sinh khối.
Không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030
Với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu cung ứng đủ năng lượng cho quốc gia, đáp ứng nhu cầu cho phát triển đất nước, Bộ Công Thương đã khẳng định: Việt Nam sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030 để đảm bảo giảm phát thải carbon và mục tiêu cam kết tại COP 26 về trung hòa carbon. Để thực hiện mục tiêu này, tất cả các phương án đề xuất, tính toán đều phải thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Quy hoạch điện VIII.
Theo đó, ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) đạt khoảng 30,9 – 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất và khoảng 67,5 – 71,5% vào năm 2050.
Thực hiện khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu: Giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước, phát triển các nguồn điện khí LNG nhập khẩu với quy mô phù hợp. Thực hiện chuyển dịch năng lượng bám sát xu thế phát triển công nghệ và giá thành trên thế giới.
Dự kiến, năm 2030, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và các dự án đang triển khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 30.127 MW. Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn sang sinh khối/amoniac, tổng công suất 25.632 – 32.432 MW, sản xuất 72,5 – 80,9 tỷ kWh (5,3 – 6,6% tổng điện năng sản xuất).
Với chương trình phát triển nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII, mức phát thải CO2 của ngành điện năm 2030 đạt 204 – 254 triệu tấn, 2035 đạt 226 – 254 triệu tấn và đến năm 2050 sẽ ở mức 27 – 31 triệu tấn (thấp hơn hạn mức 35 triệu tấn nêu ở trên).

Khuyến khích đầu tư điện mặt trời tự sản , tự tiêu
Mới đây, ngày 6/11 tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải đáp câu hỏi liên quan đến kế hoạch ban hành các cơ chế, chính sách để có hành lang pháp lý phát triển điện mặt trời mái nhà theo Quy hoạch điện VIII.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt với tổng công suất nguồn điện là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), tăng 21.000 MW so với tổng công suất nguồn điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (130.000 MW).
Trong đó, tổng công suất lắp máy các nguồn điện từ năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) đã chiếm tỷ trọng 28,5% tổng công suất nguồn điện. Đây là một tỷ trọng rất lớn mà ngay cả các nước phát triển, có trình độ công nghệ cao, sở hữu hệ thống lưới điện thông minh và các thiết bị lưu trữ điện năng ở mức cao thì tỷ trọng này cũng chỉ ở ngưỡng trên dưới 20%.
“Đây là một mục tiêu phấn đấu rất cao và bên cạnh những nỗ lực của Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là cam kết JETP”, Bộ trưởng nói.
Để có thể bù đắp cho việc huy động điện năng lượng tái tạo ở mức cao trong khi đây là các nguồn điện phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, Bộ trưởng cho rằng cần nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện cho các nguồn điện mới như: pin tích trữ năng lượng, phát triển thủy điện tích năng… bởi đây là các nguồn điện linh hoạt cao.
Đồng thời, cần đẩy mạnh khuyến khích các hoạt động đầu tư điện mặt trời tự sản tự tiêu, không nối lưới để khai thác tiềm năng của năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), chú trọng phát triển các loại thiết bị lưu trữ điện. Song song với đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển lưới điện thông minh; đẩy nhanh xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp và thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ.
Hiện, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ ban hành Nghị định phát triển mặt trời áp mái và dự thảo về cơ chế mua bán điện trực tiếp trên cơ sở nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng bằng khoa học
Với quan điểm phát triển năng lượng bám sát xu thế phát triển của khoa học – công nghệ, nhất là năng lượng tái tạo, gắn với chuyển đổi mô hình kinh tế đất nước theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế carbon thấp và các cam kết của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng bền vững, Quy hoạch điện VIII đã đề ra các giải pháp về phát triển khoa học công nghệ.
Theo đó, từng bước hình thành cơ chế liên kết giữa lực lượng nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực năng lượng thông qua các chương trình khoa học và công nghệ; lồng ghép hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng.
Tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp năng lượng tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng.
Tiếp tục triển khai chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng giai đoạn 2021 – 2030, trọng tâm là nghiên cứu chế tạo thiết bị năng lượng và ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, tiết kiệm năng lượng.
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành, có trình độ cao; tăng cường các biện pháp nhằm gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và ứng dụng. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để từng bước đưa vào áp dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh nghiên cứu các dạng năng lượng mới, như năng lượng hạt nhân, sóng biển, địa nhiệt, hydro xanh, amoniac xanh…; xây dựng các chiến lược về các dạng năng lượng mới khác.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc cung ứng năng lượng.
Tiết kiệm điện thực chất, hiệu quả
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc cung ứng năng lượng, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Khảo sát của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3) cho thấy, các ngành công nghiệp của Việt Nam đang chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30 – 35%.
Hiện, cả nước có 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm. Nếu các cơ sở tiêu thụ điện trọng điểm này tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm thì bình quân mỗi năm cả nước tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh, tương ứng với tiền điện tiết kiệm được hơn 3.200 tỷ đồng. Tương tự, với 27 triệu hộ gia đình, nếu tiết kiệm 1% điện thì mỗi năm cả nước tiết kiệm được 630 triệu kWh, tương đương 1.174 tỷ đồng.
Để thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong hơn 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực thi một loạt các chính sách và chương trình, hành động quan trọng như: Ban hành và triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cùng với đó là một hệ thống các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015 và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.
Đặc biệt, năm 2010, Chính phủ đã trình Quốc hội về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là cam kết mạnh mẽ nhất, là văn bản pháp lý cao nhất để khẳng định tất cả các chủ trương chính sách của Chính phủ về tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng.
Về phía Bộ Công Thương, ông Đặng Hải Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, để hiện thực hoá mục tiêu tiêu tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương tập trung vào 2 nhóm đối tượng sử dụng năng lượng lớn là công nghiệp và gia đình hướng đến các chính sách hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng và tuyên truyền ưu tiên sử dụng thiết bị công nghệ hiệu suất cao.
Bộ Công Thương cũng đang tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi các quy định của luật. Trong quá trình rà soát, Bộ Công Thương tập trung đánh giá lại 5 nhóm vấn đề gồm: Nhóm vấn đề đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; nhóm vấn đề đối với các trang thiết bị sử dụng năng lượng; nhóm vấn đề liên quan đến các cơ sở đào tạo, đơn vị cung cấp nguồn nhân lực cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nhóm vấn đề liên quan đến các cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng; cuối cùng là nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, quy trách nhiệm rõ ràng hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực.
“Như vậy, lộ trình chuyển đổi năng lượng trong Quy hoạch điện VIII sẽ đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong Quyết định số 896/QĐ-TTg”, Bộ Công Thương thông tin.
Nguồn: CafeF | Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết
Hàng tỷ đô đổ vào các dự án bán dẫn ở Việt Nam
/in Tin Tức /by nathan.dangLĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn khi thu hút sự hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới như Intel, Samsung… với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD.
Dồn dập dự án “khủng”
Tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Amkor tổ chức khánh thành Nhà máy Amkor Technology Việt Nam (ATV) tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C, Bắc Ninh. Dự án có tổng vốn đầu tư đến năm 2030 là 1,6 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 520 triệu USD.
Nhà máy chip bán dẫn Amkor Technology Việt Nam ở Bắc Ninh
Amkor là một trong những nhà máy sản xuất bán dẫn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Ở giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào việc cung cấp các giải pháp lắp ráp và kiểm tra hệ thống tiên tiến trong gói (SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và bán dẫn hàng đầu thế giới.
Công ty này cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2, 3 của nhà máy, đưa Bắc Ninh trở thành một trong những điểm sản xuất chip bán dẫn mới của thế giới.
Hồi tháng 9, Công ty TNHH Hana Micron Vina (Hàn Quốc), doanh nghiệp sản xuất và gia công bảng vi mạch tích hợp sử dụng cho điện thoại di động và các sản phẩm điện tử thông minh, cũng khánh thành nhà máy sản xuất Hana Micron Vina 2 tại Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang). Đây là nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.
Với tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD, Hana Micron đã trở thành một trong những dự án có suất vốn đầu tư/ha lớn nhất tại Bắc Giang. Ông Choi Chang Ho, Chủ tịch Tập đoàn Hana Micron, cho biết công ty có kế hoạch tăng vốn đầu tư lên hơn 1 tỷ USD vào năm 2025. Khi ấy, doanh thu của nhà máy dự kiến đạt 800 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng hơn 4.000 lao động.
Một doanh nghiệp khác là Tập đoàn Runergy cũng lựa chọn Nghệ An để thực hiện kế hoạch mở rộng đầu tư sang thị trường Việt Nam. Ngày 22/6, tập đoàn đã quyết định đầu tư dự án nhà máy sản xuất thanh silic và đĩa bán dẫn tại Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 với tổng mức đầu tư 293 triệu USD. Đến ngày 30/8, doanh nghiệp điều chỉnh tổng vốn đăng ký đầu tư lên 440 triệu USD.
Hơn 10 năm trước, Intel cũng đã bắt đầu phát triển nhà máy tại Việt Nam, với quy mô 1 tỷ USD. Việt Nam hiện là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất của hãng công nghệ này tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Ước tính, nhà máy này chiếm hơn 50% tổng sản lượng của Intel trên toàn cầu.
Việt Nam có đủ điều kiện nội lực
Ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ nhận định, Việt Nam ngày càng trở thành mắt xích lớn hơn trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu. Các nỗ lực đầu tư nghiên cứu và phát triển cùng sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Intel, Marvell… sẽ góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam đạt được mục tiêu trong ngành công nghiệp bán dẫn.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá, các “ông lớn” sản xuất chip bán dẫn như Intel, Samsung hay Foxconn có lý do để chọn đầu tư vào Việt Nam. Bởi Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên rất quan trọng, đó là 22 triệu tấn đất hiếm và trữ lượng Vonfram đáng kể.
Mỏ đất hiếm ở Yên Bái
“Việt Nam có nhiều ưu thế, trong đó nổi bật là việc sở hữu trữ lượng đất hiếm rất lớn. Đây là nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất bán dẫn, sản xuất pin. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các ông lớn trong ngành này tìm tới Việt Nam để đầu tư”, ông Mại chia sẻ.
Theo Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan – ceri), có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở vùng Tây Bắc.
Với trữ lượng đất hiếm được đánh giá là đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, Việt Nam được coi như một nhà cung cấp nguyên liệu đất hiếm tiềm năng trong tương lai.
Phát biểu tại một hội nghị về chất bán dẫn mới được tổ chức, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam có đủ điều kiện xây dựng hệ sinh thái bán dẫn trong nước.
Theo ông Dũng, Chính phủ và Thủ tướng rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT, các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam. Việt Nam cũng đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.
Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn; Có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín và nhiều doanh nghiệp lớn có nguồn lực như: Viettel, VNPT, FPT, CMC…
Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc… Đặc biệt, Việt Nam – Mỹ đã nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có nội dung phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao.
Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam dự kiến triển khai thăm dò 8 đề án, với mục tiêu trữ lượng là 983.176 tấn; Giai đoạn 2031-2050 sẽ thăm dò 1 dự án với mục tiêu trữ lượng là 1,5 triệu tấn.
Về khai thác, giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 2 triệu tấn quặng; Giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 2,1 triệu tấn quặng NK/năm. Giai đoạn 1 sẽ chế biến 22.500-62.500 tấn tổng oxit đất hiếm/năm để có thể chiết tách ra các loại đất hiếm riêng rẽ. Giai đoạn 2, chế biến khoảng 42.500-82.500 tấn tổng oxit đất hiếm/năm để có thể chiết tách ra các loại đất hiếm riêng rẽ.
Nguồn: Bao Giao Thong | Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết
Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế số
/in Tin Tức /by nathan.dangViệt Nam tiếp tục là nước tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025.
Ngày 21/11, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2023 (Vietnam Digital Industry and Trade Summit 2023).
Quang cảnh diễn đàn.
Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Chính phủ về hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ sản xuất kinh doanh; đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cấp bách của các doanh nghiệp ngành Công Thương trong việc ứng dụng thương mại điện tử và triển khai chuyển đổi số,
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố mới đây, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines).
Tổng giá trị hàng hoá (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng GMV trong 2 năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử.
Số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 20% năm 2022. Những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%, dự kiến đạt 20,5 tỷ USD trong năm nay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cùng các đại biểu tham quan gian hàng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định, năm 2023 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tạo bước đà cho kinh tế phát triển. Đây cũng chính là thời điểm để Việt Nam xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới. Từ đó giúp khôi phục lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi tình trạng khó khăn qua đi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số ngành công thương; tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành công thương và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc.
Để có được các sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, tăng cường đóng góp của chuyển đổi số đối với sự phát triển ngành công thương nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tại phiên toàn thể, các diễn giả chia sẻ những nội dung về định hướng chuyển đổi số của ngành công thương đến năm 2025; ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển sản xuất thông minh; giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp ngành công thương; các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số ngành công thương; xu hướng thương mại điện tử bền vững. Bên cạnh đó, tại chương trình tọa đàm, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận về chủ đề chuyển đổi số ngành công thương xanh và bền vững.
Ngoài ra, Hội thảo chuyên đề 2 chủ đề cụ thể bao gồm: Chuyên đề 1 “Xu hướng công nghệ mới trong chuyển đổi số ngành Công Thương”; Chuyên đề 2 “Phát triển thương mại điện tử bền vững”.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành công thương 2023 còn có triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng thương mại điện tử của khoảng 20 doanh nghiệp tiêu biểu trong nước và nước ngoài. Dự kiến sẽ có khoảng trên 1.000 đại biểu tham gia các hoạt động của diễn đàn.
Nguồn: Kinh te & Do Thi | Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn dòng vốn M&A
/in Tin Tức /by nathan.dangViệt Nam, được công nhận là một trong những quốc gia hứa hẹn và hấp dẫn nhất trên toàn thế giới với ưu thế dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và lượng người tiêu dùng có thu nhập trung bình đang tăng nhanh.
Đây là chia sẻ từ các chuyên gia tại hội nghị GMAP diễn ra tuần này ở TP.HCM. GMAP là viết tắt của Global M&A Partners, một hiệp hội toàn cầu gồm 30 công ty M&A hoạt động trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á -Thái Bình Dương.
Chủ đề của GMAP năm nay là “M&A tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, quy tụ các chuyên gia M&A từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về bối cảnh, xu hướng hiện tại và các cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
Ông Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao và Giám đốc Toàn cầu Tập đoàn RECOF, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị năm nay, bày tỏ mong muốn thúc đẩy việc hiện thực hóa các giao dịch M&A xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Việt Nam ra toàn cầu, trong đó có Nhật Bản.
Các diễn giả chia sẻ tại hội nghị
Thống kê từ GMAP, trong 12 tháng qua, hơn 20 giao dịch xuyên biên giới đã được ký kết giữa các đối tác liên quan đến nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu, tuy nhiên, chưa có thương vụ nào liên quan đến Việt Nam.
Những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội M&A tại GMAP lần này, theo ông Sam Yoshida bao gồm, mảng tiêu dùng nhanh, bán lẻ, sản xuất và chế biến thực phẩm, logistics, dịch vụ tài chính… – khẩu vị đầu tư này không thay đổi quá lớn kể từ sau dịch. Trong đó, đại dịch đang thúc đẩy mảng logistics trở thành mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, trong đó có chuỗi cung ứng kho lạnh, cũng là lĩnh vực rất được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.
Nói về vấn đề kinh tế Việt Nam đang gặp những thách thức, tăng trưởng có khả năng không đạt như kì vọng (do ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu và các vấn đề nội tại riêng) liệu có tác động đến việc thu hút dòng vốn đầu tư M&A? Ông Sam Yoshida cho rằng, thực ra tình hình kinh tế Nhật Bản còn tác động mạnh hơn đến nhà đầu tư do đồng yên mất giá (khiến chi phí đầu tư tăng lên 1,3 lần so với giai đoạn trước), kèm theo đó là các điều khoản ràng buộc kinh doanh với cổ đông. Do vậy, với các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam vẫn là lựa chọn tốt hơn.
Ông Ivan Alver, đồng sáng lập Global M&A Partners cho biết thêm, đang có làn sóng nhà đầu tư từ Anh, Mỹ và châu Âu mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam, nhờ chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào giúp doanh nghiệp xây dựng năng lực sản xuất lớn. Trong khu vực, Myanmar cũng có chi phí nhân công thấp nhưng yếu tố này đang ngày càng sụt giảm; hay Trung Quốc là thị trường sản xuất lớn nhất nhưng chi phí nhân công đang ngày càng cao nên các nhà đầu tư đang dịch chuyển sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, lĩnh vực hấp dẫn với nhà đầu tư châu Âu là sản xuất. Ông Frederic De Boer, đồng sáng lập GMAP, chia sẻ, một số doanh nghiệp châu Âu đã thông qua RECOF tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ cũng theo xu hướng này.
“Tôi tới từ Thụy Sĩ và đang có 2 khách hàng doanh nghiệp lớn ở mảng cơ sở hạ tầng, chuyên sản xuất toàn cầu quan tâm tới thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp này có cơ sở ở Trung Quốc và đang muốn dịch chuyển sang Việt Nam, họ đã tìm hiểu về nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh và bày tỏ sự hài lòng nên đang tìm hiểu chi tiết để có thể đầu tư nhà máy tại Việt Nam”, ông Frederic De Boer nói.
Theo thông tin từ Hội nghị GMAP, trong những năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư từ nhiều nước châu Á khác nhau, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự vắng mặt các khoản đầu tư từ châu Âu và Bắc/Nam Mỹ.
Để khơi thông thêm dòng vốn ngoại vào Việt Nam, đặc biệt qua hình thức M&A, ông Ivan Alver khuyến nghị môi trường chính sách phải thuận lợi hơn, và nhà đầu tư thì luôn quan tâm đến việc sau khi rót vốn đầu tư thì khi đạt lợi nhuận kỳ vọng có thể thực hiện được việc thoái vốn thuận lợi.
Nguồn: Đầu tư chứng khoán | Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết
YFY Inc. đầu tư thêm 31 triệu USD để mở rộng nhà máy sản xuất giấy tại Việt Nam
/in Tin Tức /by nathan.dangYFY Inc. nhìn trước sự phát triển của tình hình kinh tế và thương mại quốc tế lâu dài và đã quyết định tăng đầu tư gần 1 tỷ Đài tệ để tham gia vào quá trình mở rộng kinh doanh giấy công nghiệp của mình.
Xét về biến động tình hình kinh tế và thương mại quốc tế trong thời gian dài, công ty YFY Inc. quyết định đầu tư thêm gần 1 tỷ Đài tệ (~31,3 triệu USD) để tham gia vào kế hoạch tăng vốn của lĩnh vực sản xuất giấy và sản phẩm giấy của mình. Theo thông tin đã biết, có hai điểm chính: một là theo chiến lược “Trung Quốc cộng 1”, mở rộng quy mô hoạt động của nhà máy sản xuất giấy tại Việt Nam để đáp ứng cơ hội kinh doanh từ sự di chuyển sản xuất toàn cầu; hai là tăng cường hiệu suất sản xuất tổng thể tại Đài Loan và Việt Nam, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, và chế tạo thông minh, liên tục mở rộng phạm vi thị trường.
Trong ba quý đầu năm, lĩnh vực sản xuất giấy và sản phẩm giấy đã đóng góp hơn 40% doanh thu của YFY Inc. Hiện tại, công ty có cả cơ sở sản xuất và tiêu thụ tại cả Đài Loan và Việt Nam. Trong bối cảnh chính trị địa lý ngày càng căng thẳng, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong dài hạn là khả quan. Năm ngoái, YFY Inc. đã thành lập hai công ty sản xuất bao bì giấy mới là YFY Packaging (Nghệ An) và YFY Packaging (Quảng Ngãi). Theo quy tắc thông thường của YFY Inc., một doanh nghiệp sẽ có một nhà máy, dự đoán rằng trong tương lai sẽ có ít nhất hai nhà máy sản xuất giấy mới tại Việt Nam.
Ngày 14 tháng này, YFY Inc. đã tổ chức cuộc họp thông tin, Tổng giám đốc Lạc Bảng Chính đã chỉ ra rằng tình hình kinh tế khó khăn ở Việt Nam trong ngắn hạn không ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng kinh tế tổng thể, và vẫn lạc quan về dài hạn. Các khu công nghiệp của khách hàng ở Bắc Việt và Nam Việt khác nhau, với đa số ở Nam Việt là doanh nghiệp Đài Loan và ngành công nghiệp tổng hợp, trong khi Bắc Việt chủ yếu là khách hàng xuất khẩu và ngành công nghiệp công nghệ. Sản phẩm giấy của YFY Inc. sẽ đáp ứng nhu cầu khác nhau của các khách hàng và tạo ra sự phân biệt.
Đối với thị trường sản xuất giấy và sản phẩm giấy tại Trung Quốc, sau khi các nhà máy tại đất liền thực hiện chiến lược tăng giá trong mùa vàng mùa bạc, giá bán lẻ tăng, tồn kho ở lớp dưới giảm bớt. Tuy nhiên, việc theo dõi xem là liệu đợt tăng giảm giá và khối lượng này có tiếp tục không vẫn còn phải quan sát. Tại Đài Loan, thị trường sản xuất giấy không có biến động lớn, ngoại trừ hộp giấy, YFY Inc. tiếp tục tối ưu hóa cấu trúc sản phẩm và nâng cao hiệu suất nguồn lực.
Doanh thu từ lĩnh vực sản xuất giấy của YFY Inc. giảm khoảng 10% trong ba quý đầu năm, trong đó doanh thu từ sản xuất giấy tại Việt Nam giảm ít hơn một chữ số, và giảm khoảng 10% tại cả hai bờ biển.
Hiện tại, YFY Inc. có một nhà máy sản xuất giấy và 6 nhà máy sản xuất sản phẩm giấy tại Đài Loan, là một trong ba nhà máy sản xuất giấy lớn nhất tại Đài Loan; ở Việt Nam, công ty có 6 nhà máy sản xuất sản phẩm giấy, là nhà cung cấp hộp giấy lớn nhất tại Việt Nam, và hiện đang có đủ tài chính để mở thêm nhà máy sản xuất sản phẩm giấy khi cần thiết; ở Trung Quốc đất liền, công ty có một nhà máy sản xuất giấy và 12 nhà máy sản xuất sản phẩm giấy.
Trong ba quý đầu năm, do tình hình kinh tế tổng thể phục hồi chậm rãi và ý thức chi tiêu của người tiêu dùng thận trọng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của YFY Inc. là 4.63 tỷ đô la, mặc dù doanh nghiệp nhận được khoản thu nhập chính
từ các đầu tư bên ngoài khoảng 22.93 tỷ đô la, chủ yếu là do lợi nhuận từ đầu tư theo phương thức cổ đông định kỳ từ công ty YFY Inc. và doanh thu cổ tức từ các công ty đầu tư cổ phần khác, tổng lợi nhuận ròng sau thuế là khoảng 13.27 tỷ đô la, tương đương với khoảng 0.8 đô la mỗi cổ phiếu sau thuế.”
Nguông:Yahoo News|Liên kết
Tham khảo thêm hoạt động của SIA|Liên kết
Đại học Quốc gia Đài Loan đề xuất chương trình đại học bán dẫn và hân hạnh hợp tác với Việt Nam
/in Tin Tức /by nathan.dangĐại học Quốc gia Đài Loan (NTU) vừa công bố kế hoạch kỷ niệm 100 năm, tiết lộ thông tin đặc biệt về việc đề xuất thành lập chương trình đại học về chất bán dẫn tại cấp độ đại học. Dự kiến bắt đầu tuyển sinh từ năm sau, chương trình này sẽ chủ yếu tập trung vào việc thu hút sinh viên quốc tế, nhằm giữ chân tài năng quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn tại Đài Loan. Đối với việc hợp tác với Việt Nam gần đây, đặc biệt trong việc phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực liên quan, NTU thể hiện sự hân hạnh và cam kết tích cực.
Chủ tịch NTU, ông Chen Wen-Chang, thông báo rằng chương trình đại học về bán dẫn đã được xem xét bởi Bộ Giáo dục, chủ yếu do nhận thức về tầm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Trong kế hoạch kỷ niệm 100 năm vào năm 2028, NTU đặt ra một quyết định đã gửi đến Bộ Giáo dục, đó là thành lập chương trình đại học về chất bán dẫn ở cấp độ đại học, dự kiến sẽ mở tuyển sinh từ năm sau, với dự kiến tuyển sinh khoảng 50-60 sinh viên mỗi năm.
Đại học Quốc gia Đài Loan đề xuất thành lập chương trình đại học về bán dẫn và tập trung chủ yếu vào việc tuyển sinh sinh viên quốc tế
Sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan: “Nếu trong tương lai có cơ hội, tôi hy vọng có thể tham gia học chương trình đào tạo về chất bán dẫn. Sau cùng, Đài Loan là quốc gia chủ yếu trong ngành công nghiệp bán dẫn, và nếu tôi có dự định theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tôi cảm thấy cần hiểu biết về nhiều ngành công nghiệp.”
Phóng viên hỏi sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan liệu họ có cảm thấy việc chủ yếu tuyển sinh sinh viên quốc tế có thể làm suy giảm thị trường việc làm cho sinh viên nội địa không? Sinh viên năm cuối của Khoa Điện tử – Điện lạnh trả lời rằng có vẻ vẫn ổn, vì sinh viên nội địa vẫn có một số ưu điểm, đặc biệt là vì người địa phương thường được ưu tiên.
Sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan tỏ ra lạc quan với chương trình học về chất bán dẫn dành cho sinh viên quốc tế và không lo lắng về việc giảm thiểu thị trường việc làm trong tương lai. Tuy nhiên, trong việc đào tạo nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn, không chỉ Đại học Quốc gia Đài Loan, mà còn ở cấp độ quốc tế, có sự tích cực. Tin tức Việt Nam cho biết, Việt Nam nhằm đào tạo 50,000 kỹ sư trước năm 2030, đã đề xuất hợp tác với Đại học Arizona State ở Hoa Kỳ, và tình hình này cũng tới tận Đại học hàng đầu nước ta là NTU.
Chủ nhiệm Hiệp hội Liên minh Nghiên cứu-Học thuật-Công nghiệp Tân Hướng Nam của Đài Loan, ông Zheng Zong-Yi, nói: “Hiện nay, Malaysia đã có chuỗi cung ứng cơ bản về bán dẫn, và nguồn hỗ trợ chính của Malaysia đến từ các doanh nghiệp bán dẫn ở Singapore và Mỹ. Do đó, trong tương lai, Malaysia và Việt Nam, hai địa điểm này sẽ trở thành hai trung tâm quan trọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Đông Nam Á. Các doanh nghiệp Đài Loan cũng không thể tỏ ra lơ là, nếu không chúng ta sẽ bị thay thế bởi người khác trong cuộc cạnh tranh quốc tế.”
Chủ tịch Hiệp hội Liên minh Nghiên cứu-Học thuật-Công nghiệp Tân Hướng Nam của Đài Loan, ông Zheng Zong-Yi, cảnh báo rằng trong việc thu hút nguồn nhân tài quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn, Đài Loan không nên tỏ ra chậm trễ
Zheng Zong-Yi cũng lo ngại rằng Đài Loan không chỉ đang gặp phải thiếu hụt lao động mà còn thiếu nguồn nhân tài công nghệ. Ông nhìn thấy rằng các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và những quốc gia khác đã triển khai chính sách di trú và chế độ lương cực kỳ ưu đãi để thu hút nhân tài cao cấp. Điều này khiến cho Đài Loan không thể chậm trễ, mà cần tăng tốc trong việc xây dựng chính sách và kết nối với ngành công nghiệp, nhằm thu hút người nghiên cứu và chuyên gia công nghệ quốc tế đến Đài Loan để học vấn, hướng dẫn nghề nghiệp và thậm chí là định cư lâu dài. Chỉ thông qua những biện pháp này, Đài Loan mới có thể hiệu quả vượt qua ảnh hưởng của việc mất mát lợi ích từ dân số đối với sự phát triển của ngành công nghiệp và cả ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ.
Phát triển theo mô hình ‘Đối tác Nước ngoài’ trong ngành Bán dẫn ở Việt Nam
/in Tin Tức /by nathan.dangNgành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đang thể hiện xu hướng sản xuất ở phía Bắc và thiết kế ở phía Nam, với sự tiếp tục tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. (Minh họa/Ảnh chụp bởi Wu Shang-Zhe)
Việt Nam đã trở thành địa điểm mới cho Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhờ vào những yếu tố như nằm gần với Trung Quốc. Nhà phân tích Châu Diên của Trung tâm Nghiên cứu DIGITIMES đã quan sát rằng ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang thể hiện xu hướng sản xuất ở phía Bắc và thiết kế ở phía Nam, với sự tiếp tục tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như chính sách, nguồn nước, điện và tài năng là những điểm quan trọng mà các doanh nghiệp địa phương cần tiếp tục theo dõi.
Châu Diên đã nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh cuộc đua công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục, chính phủ Mỹ muốn phân tán quá mức tập trung sản xuất bán dẫn để giảm thiểu rủi ro quá mức tập trung, và đang thực hiện chiến lược đầu tư “Trung Quốc+1” trong sự nổi lên của ngành công nghiệp công nghệ.
Đối với việc Mỹ chọn Việt Nam làm đối tác “Friendshore Outsourcing”, chính phủ Việt Nam đã phản ứng tích cực và vào tháng 9 năm 2023, quốc gia đã nâng mối quan hệ với Mỹ lên mức “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện”, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn. Quan sát của ông cho thấy rằng ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam có xu hướng tập trung ở khu vực Bắc với sản xuất kiểm tra bộ nhớ và ở khu vực Nam với kiểm tra và thiết kế IC là chủ yếu. Tuy nhiên, do các hạn chế về chính sách đầu tư, quy mô sản xuất, giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng nước và điện, chất lượng lao động, vẫn chưa có xu hướng tập trung lớn giữa các ngành công nghiệp ở cấp độ trên và dưới.
Trong lĩnh vực chính sách đầu tư, do ảnh hưởng của ngân sách hạn chế của Chính phủ Việt Nam cùng với việc cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như thủy điện, giao thông, nên so với Ấn Độ có thể cung cấp các chính sách khuyến khích đầu tư lớn như các khoản hỗ trợ PLI, chính phủ Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc giảm thuế cho các ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn, bao gồm cả việc giảm thuế CIT, giảm giá thuê nhà xưởng và các ưu đãi khác.
Về vấn đề cung cấp nước, do Việt Nam thuộc vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới, có nhiệt độ cao suốt cả năm nhưng có mùa khô và mùa mưa rõ ràng. Đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam, mùa khô và mùa mưa rõ ràng hơn so với miền Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng nước của cả công nghiệp và dân sinh có thể tiếp tục tăng, đặc biệt khi phải đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Các cơ sở hạ tầng như hồ chứa nước, các công trình lưu trữ nước cần phải tiếp tục mở rộng để đảm bảo cung cấp nước ổn định. Ngoài ra, mùa khô và mùa mưa rõ ràng ở Việt Nam, vấn đề ngập lụt cũng cần được xem xét và đề phòng trước.
Về vấn đề cung cấp điện, hiện nay nguồn điện chính của Việt Nam chủ yếu là than và thủy điện, mặc dù đã đặt ra mục tiêu net-zero vào năm 2050. Tuy nhiên, với sự gia nhập của các ngành công nghiệp bán dẫn tiêu thụ điện năng cao và nhu cầu sử dụng điện tăng lên do sự phát triển kinh tế và tăng cường sử dụng điện trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề cung cấp điện đã trở thành mối quan tâm lớn, đặc biệt là ở khu vực Bắc Việt Nam có mùa khô và mùa mưa rõ ràng. Điều này dẫn đến tình trạng nước khô trong mùa khô, ví dụ như tình trạng thiếu điện nước thủy điện vào nửa đầu năm 2023 không như dự kiến, cần phải thúc đẩy Chính phủ Việt Nam và EVN cải thiện hiệu suất cơ sở hạ tầng điện, đặc biệt là về các vấn đề như tốc độ xây dựng nhà máy điện và lưới điện 500kV.
Về cung cấp nhân sự, Việt Nam có một dân số lao động đông và tỷ lệ tham gia lao động cao, mang lại một lượng lớn nhân sự. Tuy nhiên, cần nỗ lực liên tục để nâng cao chất lượng nhân sự, đặc biệt là ở các lĩnh vực như Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán (STEM), trong khi những người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ vẫn cần phải được tăng cường.
Hiện tại, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các công ty Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí là Trung Quốc. Các doanh nghiệp bán dẫn ở phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào kiểm tra, lắp ráp và sản xuất, chủ yếu là trong lĩnh vực bộ nhớ. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán dẫn ở phía Nam tập trung chủ yếu vào thiết kế IC, với chỉ có Intel có nhà máy sản xuất, sản phẩm chủ yếu là IC logic. Trong tương lai ngắn hạn, các ngành công nghiệp thiết kế IC liên quan đến kiểm tra bộ nhớ và ứng dụng IoT đa dạng có thể trở thành động lực chính cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Tận dụng cơ hội từ tình hình quốc tế đang đa dạng hóa rủi ro sản xuất với chiến lược “Trung Quốc+1”, Việt Nam đã tạo ra một môi trường bên ngoại thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm dài hạn của Châu Diên – Trung tâm Nghiên cứu DIGITIMES, Việt Nam vẫn cần tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến chính sách, nguồn nước, điện, nhân sự và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để duy trì và mở rộng hiệu quả tập trung của ngành công nghiệp này cả ở cấp độ trên và dưới.
Nhìn chung, những thách thức và cơ hội đối với ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đều đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế có xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và sản xuất. Việc chính phủ và các doanh nghiệp tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư, nguồn nước và năng lượng, cùng với việc phát triển và duy trì nguồn nhân sự chất lượng cao sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Nguồn:WEALTH MAGAZINE | Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA|Liên kết
Liên Minh Ảnh Hưởng Đông Nam Á
Southeast-Asia Impact Alliance
Điện Thoại:(02)27522855#2017
Địa Chỉ:6F, 285, Sec. 4, Zhongxiao E.Rd., Da’an Dist., Taipei City
E-mail:sia.fccpartners@gmail.com
Facebook:Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á