半導體

Tương lai của Đài Loan sau cuộc bầu cử Tổng thống 2024: Cuộc trò chuyện của nhà báo kinh tế tài chính Hsieh Chin-Ho và các chuyên gia

Sau cuộc bầu cử Tổng thống, Đài Loan sẽ tiếp tục hướng đi như thế nào? Trong chương trình “Taiwan Insights (數字台灣)”, nhà báo kinh tế tài chính ​​Hsieh Chin-ho đã mời ông Huang RiChan –

Ngành điện Việt Nam và những điều bạn chưa biết

Chuỗi giá trị ngành điện Việt Nam

Hiện tại, ngành điện Việt Nam đang vận hành dựa trên nguyên tắc thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM – Vietnam Wholesale Electricity Market).

Các loại nhà máy sản xuất điện

Cơ cấu nguồn điện sản xuất Việt Nam 2022: Thủy điện chiếm (29%), Nhiệt điện than (32.5%), Điện khí (9.2%), Năng lượng tái tạo gồm Điện gió và Điện mặt trời (26.4%), Khác (Dầu, Biogas, Sinh khối,…) tầm 2.9%.

  • Nhiệt điện than: Tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc (Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,..). Đầu vào của nó là Than mua từ TKV và TCT Đông Bắc, bên cạnh đó từ năm 2015 phải nhập khẩu Than Newcastle – Úc và Than ICI3 – Indonesia. Theo quy hoạch điện VIII, Nhiệt điện than sẽ hạn chế mở mới giai đoạn sắp tới.
  • Thủy điện: Tập trung ở 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Sê San và sông Đồng Nai. Đầu vào phụ thuộc vào mùa và thủy văn, lượng nước các sông/hồ chứa; lợi thế của thủy điện là chi phí đầu vào là 0 đồng, nên mưa càng nhiều thì sản lượng càng nhiều. Hiện tại thì Thủy điện đang khó mở mới, do phụ thuộc vào vị trí sông ngòi, nhưng có thể cải thiện công suất bằng cải tạo, nâng cấp và mở rộng nhà máy.
  • Nhiệt điện khí (Turbin khí): Tập trung ở khu vực phía Nam (Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau). Đầu vào, mua khí tự nhiên trực tiếp từ các mỏ của PV GAS, tương lai chuyển sang nhập khẩu khí LNG để sản xuất điện.
  • Điện mặt trời: Tập trung khu vực miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa,…). Phân bổ không đồng đều, tập trung ở những nơi nhu cầu điện thấp, nên hay gây tình trạng quá tải và tắc nghẽn hệ thống điện. Công suất của điện mặt trời không ổn định, vì phụ thuộc vào thời gian nắng, cường độ nắng và thời tiết.
  • Điện gió: Tập trung ở ven biển khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ (từ Bến Tre tới Cà Mau), Quảng Trị, Gia Lai,… Hiện tại thì điện gió chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu ngành điện, nguyên nhân cũng đến từ tính thiếu ổn định và cơ chế mua điện của EVN với các DN điện gió.

Bên bán buôn (Đơn vị phát điện)

Bên bán buôn gồm các đơn vị phát điện sở hữu nhà máy có công suất trên 30 MW. Những đơn vị này sẽ sở hữu nhiều loại nhà máy sản xuất điện, có thể vừa sở hữu thủy điện, vừa sở hữu nhiệt điện, một vài cty còn sở hữu điện khí và NLTT. Các đơn vị phát điện gồm:

  • Các cty thuộc Nhà nước: Genco 1, Genco 2, Genco 3 thuộc EVN; TKV Power trực thuộc Vinacomin, PV Power thuộc PVN. Chiếm 59% thị phần doanh nghiệp tham gia VWEM 2020.
  • SMHP: Nhà máy Thủy điện chiến lược đa mục tiêu, phục vụ an ninh năng lượng quốc gia.(13%)
  • BOT: Các nhà máy điện có vốn đầu tư của nước ngoài, đầu tư theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao. (7%)
  • Các nhà máy điện tư nhân và độc lập (IPP), do các cty tư nhân/ cổ phần xây dựng, sau đó được cấp phép hòa lưới điện. (38%)
  • Các nguồn điện nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Lào. (1-2%)

Số liệu Thị phần của doanh nghiệp tham gia thị trường VWEM 2020 lấy từ nguồn ERAV.

Bên trung gian và cung cấp dịch vụ

Các thành phần cung cấp dịch vụ trung gian gồm có:

  • Nhóm xây dựng: tư vấn và xây nhà máy điện, xây dựng hệ thống và đường dây truyền tải.
  • NPT (TCT Truyền tải điện): đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải;
  • NLDC (Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia): đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO), hay còn gọi với tên khác là A0,SMO;
  • MDMSP (Đơn vị thu thập và xử lý số liệu đo đếm);
  • EPTC (TCT Mua bán điện): hiện tại đang mua điện từ bên bán và thị trường cạnh tranh VCGM, sau đó bán lại cho các PCs. Tương lai sẽ chuyển sang mua điện của các DN gián tiếp tham gia thị trường giao ngay (BOT, Nhập khẩu,..) và PCs có thể mua điện trực tiếp từ Thị trường điện giao ngay.
  • SMO (NLDC – quản lý, dự kiến chuyển về Bộ Công Thương): vận hành thị trường điện cạnh tranh VCGM.

Bên mua (Phân phối)

Gồm 5 Tổng công ty Điện lực trực thuộc EVN, các khách hàng lớn đủ điều kiện và các đơn vị mua buôn điện mới.

Năm Tổng công ty Điện lực (PCs) này là: NPC (TCT ĐL miền Bắc), HNPC(TCT ĐL Hà Nội), CPC (TCT ĐL miền Trung), SPC (TCT ĐL miền Nam), HCMPC (TCT ĐL TP HCM).

Từ các PCs sẽ truyền tải điện xuống và hạ áp còn 220/380 V để bán cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Thị trường điện giao ngay (Spot Market)

Thị trường điện giao ngay vận hành năm 2012 cùng với đó là cơ chế thị trường phát điện cạnh tranh VCGM, đến năm 2019 thì nâng cấp lên cơ chế thị trường bán buôn điện cạnh tranh VWEM, dự kiến tương lai sẽ phát triển lên cơ chế thị trường bán lẻ điện cạnh tranh VREM.

Thị trường giao ngay áp dụng theo mô hình thị trường chào giá theo chi phí và cơ chế định giá đảm bảo cho nhà máy điện mới tốt nhất sẽ thu hồi được chi phí cố định và chi phí biến đổi khi tham gia thị trường điện.

Dự phóng doanh thu ngành điện như thế nào?

Muốn dự phóng được doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất điện và phát điện thì cần 2 yếu tố “Sản lượng” và “Giá bán điện”.

Sản lượng

  • Thủy điện, để dự phóng được sản lượng thủy năng thì bạn cần 2 yếu tố: Thời tiết (xác định năm nay là El Nino hay La Nina thông qua chỉ số chu kỳ ENSO); Lượng nước ở hồ chứa, sông ngòi (Xem thông tin lượng nước hồ thủy điện chạy realtimes trên website EVN). Chi phí rẻ nhất nên sản xuất được bao nhiêu sẽ được ưu tiên mua hết.

  • Nhiệt điện than, ngược lại với Thủy điện, năm nào mà El Nino, Thủy điện thiếu nước thì sẽ được ưu tiên chạy công suất cao hơn. Có thể tra công suất nhà máy trên website doanh nghiệp. Sản lượng than đầu vào và bảo trì cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng các nhà máy nhiệt điện năm đó.
  • Nhiệt điện khí, tương tự nhiệt điện than. Theo quy hoạch điện VIII, sẽ có thêm sản xuất điện bằng khí hóa lỏng – LNG, nên cũng sẽ thêm yếu tố phụ thuộc vào đầu vào khí nhập khẩu từ Indonesia. Giá bán của Nhiệt điện than và Khí tương đương nhau (tùy theo năm, năm nào điện khí rẻ hơn thì mua điện khí nhiều, năm nào điện than rẻ hơn thì mua điện than nhiều). Nhưng tương lai khi các nhà máy điện than không được mở mới, cộng thêm yếu tố bảo vệ môi trường và chính sách thuế các-bon, thì điện khí LNG sẽ được ưu tiên tăng cường sản xuất nhiều hơn.
  • Năng lượng tái tạo: gồm điện mặt trời và điện gió. Sản lượng cao nhưng thiếu ổn định do phụ thuộc vào thời tiết. Bên cạnh đó, do còn mới nên các thủ tục hòa lưới điện và bán điện trên thị trường cạnh tranh còn gặp nhiều khó khăn. Việc chạy đua đầu tư NLTT giai đoạn 2019-2022, đã khiến cho hệ thống truyền tải điện quá tải và dư thừa điện. Điện mặt trời và điện gió sẽ ưu tiên cuối cùng, khi nào thiếu điện từ thủy điện, nhiệt điện, điện khí thì EVN mới ưu tiên mua.

Giá bán – Phụ thuộc vào hợp đồng mua bán điện

  • Hợp đồng phân bổ (PPA): các nhà máy điện ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) dưới dạng Hợp đồng chênh lệch/ tương lai (CfD). Đầu năm, EVN sẽ tính toán và mua một lượng điện từ các nhà máy với giá cố định đã ký đầu năm là giá Pc với sản lượng Qc.
  • Hợp đồng song phương: Bên bán và bên mua tự đàm phán, thống nhất về giá và sản lượng cam kết, ký kết hợp đồng song phương dưới dạng hợp đồng CfD. Có thể hiểu là nhà máy điện có thể đấu nối và bán trực tiếp cho các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, sau đó 2 bên tự thỏa thuận giá và sản lượng.
  • Hợp đồng tập trung: Dùng cho các đơn vị tham gia chào bán hoặc chào mua trên Thị trường giao ngay. Ví dụ, như sau khi bán điện theo hợp đồng PPA cho EVN, mà nhà máy thủy điện vẫn còn dư sản lượng thì có thể mang lên đây bán với Giá FMP (giá thị trường điện toàn phần – hay giá CGM mà các report hay viết).
  • Giá FMP/ Pm sẽ cao hơn hoặc thấp hơn giá Pc mà EVN chào mua đầu năm, tùy theo nhu cầu sản lượng điện của năm đó. Giá FMP phụ thuộc vào: nhu cầu điện trong năm đó, giá công suất đảm bảo nhà máy sx điện không lỗ, chi phí phụ tải,… Sau đó, lấy giá từ thấp lên cao, nếu mua cả thủy điện (900đ) và nhiệt điện than (1300đ) thì giá FMP sẽ chốt giá 1300đ, nhà máy thủy điện cũng sẽ hưởng mức giá 1300đ (chênh lệch 400đ). Vì vậy, trong giai đoạn El Nino này mà những nhà máy thủy điện vẫn sản xuất dư công suất thì sẽ hưởng mức biên chênh lệch cực lớn từ giá FMP. Giá FMP thì mình thường xem trên WiChart – giá điện theo tháng.

  • Hợp đồng PPA nhưng giá FIT: riêng mảng Năng lượng tái tạo thì sẽ là cơ chế giá FIT (áp dụng với DN nào ký trước 31/12/2020), giá này sẽ cố định 20 năm. Còn DN nào hòa lưới điện sau giai đoạn này thì hưởng khung giá mới (thấp hơn 21-29% so với giá FIT).
  • Hợp đồng bán lẻ (cước phí): đây là hợp đồng không nằm trong thị trường VWEM, ký kết giữa hộ gia đình, hộ kinh doanh,… với TCT Điện lực trong khu vực (PCs), giá này mọi người có thể tham khảo trên website EVN. Giá bán lẻ biến động có tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp; tác động gián tiếp đến lạm phát và giá hàng hóa.

Các yếu tố khác tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất điện

Khi phân tích doanh nghiệp ngành điện ta cần quan tâm thêm một số yếu tố có thể tác động lợi nhuận như sau”:

  • Capex và Khấu hao nhà máy: DN nào hết khấu hao thì lợi nhuận sẽ tăng mạnh (do không phải trích chi phí khấu hao nữa).
  • Vay nợ dài hạn: Để tài trợ cho việc xây dựng nhà máy điện, thì cần nguồn vốn lớn. Vì vậy, khi khoản mục này với các doanh nghiệp điện sẽ khá lớn, mỗi năm DN phải trích lợi nhuận trả nợ gốc và lãi vay. Khi khoản mục này về 0, doanh nghiệp không phải chịu chi phí lãi vay thì lúc đó sẽ dư dả tiền để chia cổ tức tiền mặt.

  • Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ (LCTT): cho biết doanh nghiệp có đang nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng nhà máy mới không.
  • Hàng tồn kho: đối với các DN điện than và điện khí thì biến động nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến Biên lợi nhuận.

Triển vọng ngành điện – Lý do các tập đoàn lớn đầu tư vào mảng Điện

  • Nhu cầu tăng trưởng theo thời gian. Trong đó, các thiết bị dùng điện ngày càng nhiều, công suất ngày càng cao như: xe ô tô điện, hệ thống máy chủ – data center, hạ tầng công nghệ – viễn thông, khu công nghiệp, thiết bị điện tử cá nhân, thiết bị nội thất,…
  • Giá điện tăng trưởng dài hạn theo thời gian (trung bình 5-7%/ năm). Theo quyết định số 377/QĐ-EVN, ngày 4/5/2023 EVN đã quyết định tăng giá điện, sau 4 năm duy trì mặt bằng giá thấp.

  • Giá nguyên liệu đầu vào giảm (giá than, giá khí), giúp biên lợi nhuận nhóm Nhiệt điện tăng lên trong thời gian tới.

  • Quy hoạch điện VIII, tiếp tục duy trì nguồn điện nền từ thủy điện, nhiệt điện than giá thấp. Đẩy mạnh phát triển điện gió và điện khí LNG, riêng đối với điện mặt trời sẽ không tăng sản lượng thu mua cho tới khi hạ tầng truyền tải được đồng bộ.
  • Cơ chế thị trường điện cạnh tranh VCGM giúp các doanh nghiệp thủy điện, nhiệt điện hưởng biên chênh lệch lớn khi có thêm sự xuất hiện của điện tái tạo.
  • Nhiều nhà máy Thủy điện, Nhiệt điện sắp kết thúc giai đoạn trả nợ và khấu hao, bước vào thời kỳ hái quả và nhận cổ tức tiền mặt.
  • Dòng tiền ổn định từ cổ tức tiền mặt giúp các tập đoàn tái đầu tư vào các mảng khác.

  • Mặt bằng lãi suất tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU,…duy trì mức thấp, trong khi đó lĩnh vực năng lượng mang lại dòng tiền cổ tức cao và ổn định, nên thu hút các tập đoàn lớn đầu tư.
  • Đầu tư ngành điện giúp các tập đoàn công nghệ tự chủ nguồn điện cho hệ thống máy chủ và trung tâm dữ liệu, đây là cách mà Microsoft, Google,… đã làm từ 2019 đến nay.

Rủi ro và thực trạng ngành điện Việt Nam

  • Năng lượng tái tạo Việt Nam 2021, trào lưu đầu tư NLTT có thể dẫn đến Bong bóng “Công nghệ sạch” xảy ra ở Mỹ năm 2009. Renixx – Chỉ số công nghiệp năng lượng tái tạo có dấu hiệu tạo đỉnh, hiện tại trên thế giới đang dư cung và kết thúc chu kỳ 10 năm đầu tư của ngành năng lượng.

  • Điện mặt trời sẽ ngừng mở rộng từ năm 2023, do đã phát triển quá nhanh và hệ thống lưới điện truyền dẫn tại các vùng này đang quá tải.
  • Giá FIT thấp + sản lượng mua thấp, làm cho các DN NLTT gánh chịu chi phí nợ lớn và kinh doanh thua lỗ trong những năm đầu.
  • Điện khí LNG thì thân thiện môi trường nhưng chi phí cao hơn các loại điện khác, nên tương lai sẽ đẩy giá bán lẻ điện tăng.
  • Phân bổ nguồn điện không đồng đều (miền Bắc tập trung Thủy điện + Nhiệt điện than; miền Trung điện mặt trời + điện gió, Tây Nguyên là thủy điện + điện mặt trời, miền Nam là điện khí + điện gió) dẫn đến vùng thì thiếu điện, vùng thì dư thừa điện.

Lời kết: Mặc dù ngành điện Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với chính sách hỗ trợ của nhà nước và nguồn tiền đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, sẽ giúp cho nguồn năng lượng của nước ta ổn định, duy trì mức giá thấp nhằm phục vụ tốt cho việc sản xuất và phát triển kinh tế.

Với quy hoạch điện VIII, tập trung giải quyết vấn đề lưới điện hạ tầng, phát triển năng lượng tái tạo,… thì đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xây lắp điện, sản xuất điện gió, điện khí LNG, phát triển trong thời gian sắp tới.

Tham khảo các dịch vụ của SIA tại đây

 

 

Tổng quan thị trường Việt Nam

Vietnam fails to halt treaty claim by dual national - Global Arbitration Review

Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam

Suốt qua lịch sử, Việt Nam đã trải qua những sự biến đổi đáng kể. Ban đầu là một xã hội nông nghiệp, sau đó đã tiến hóa thành một trong những nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á. Ngày nay, ngoài việc duy trì nguồn gốc nông nghiệp, Việt Nam còn tích cực tham gia vào kinh doanh hiện đại và đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ.

Đất nước này đã trở thành một câu chuyện thành công về phát triển, từ một trong những quốc gia nghèo nhất trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình trong một thế hệ. Khi Việt Nam tiến bộ, nó kết hợp các thực hành truyền thống với các đổi mới đương đại, tạo ra một bức tranh đầy cơ hội – nhưng không thiếu những thách thức độc đáo.

Tăng trưởng GDP

Từ năm 2002 đến năm 2021, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp hơn ba lần, gần đạt mức khoảng 3.700 đô la Mỹ. Đến năm 2020, tỷ lệ nghèo (dựa trên 3,65 đô la Mỹ/ngày, PPP năm 2017) đã giảm xuống còn 3,8%, giảm so với 14% vào năm 2010.

Nhờ vào nền kinh tế ổn định, nền kinh tế của Việt Nam đã thể hiện tính bền vững trong nhiều thách thức khác nhau. Dự kiến sẽ có sự giảm tỷ suất tăng trưởng GDP xuống còn 6,3% vào năm 2023, so với 8% trong năm trước, do sự giảm tốc cả trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2024, tỷ suất tăng trưởng kinh tế của đất nước có thể sẽ tăng lên mức 6,5%, khi dự kiến rằng tỷ lệ lạm phát nội địa sẽ ổn định. Sự dịch chuyển tích cực này có thể được thúc đẩy bởi sự phục hồi năng lượng của các đối tác xuất khẩu chính của nước, bao gồm Hoa Kỳ, Eurozone và Trung Quốc.

Trong vòng 30 năm qua, ngành nông nghiệp, với mức tăng trưởng hàng năm từ 2,5 đến 3,5%, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế và duy trì nguồn cung ứng thực phẩm. Vào năm 2020, nó chiếm 14% tỷ trọng trong GDP và cung cấp việc làm cho 38% lực lượng lao động.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mặc dù đã có sự suy giảm nhẹ trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 1,3 tỷ đô la vào năm 2001 lên 15,66 tỷ đô la vào năm 2021.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, nó tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước lên 11,58 tỷ đô la, trong khi cam kết FDI tăng 4,5% so với năm trước lên 16,24 tỷ đô la. Các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến sẽ nhận được số lượng đầu tư lớn nhất, tiếp theo là lĩnh vực bất động sản.

Các thị trường phát triển và thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao

Phong cảnh kinh tế của Việt Nam được đánh dấu bởi sự phát triển động đỉnh qua nhiều ngành:

  • Ngành Năng lượng đang thúc đẩy việc chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, với sự dẫn đầu của điện gió và năng lượng mặt trời do ưu điểm địa lý của Việt Nam. Tuy nhiên, hạ tầng và chi phí ban đầu đặt ra những thách thức.
  • Ngành Du lịch thịnh hành dựa trên những giá trị văn hóa và thiên nhiên phong phú của quốc gia, nhưng phải đối mặt với áp lực từ việc du lịch quá tải và các sự kiện toàn cầu như đại dịch.
  • Ngành Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử và Dịch vụ số đang nở rộ, được thúc đẩy bởi giới trẻ đam mê công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trỗi dậy. Tuy nhiên, nó đối đầu với sự cạnh tranh trong khu vực và nhu cầu về giáo dục Công nghệ thông tin cao cấp.
  • Cuối cùng, Ngành Sản xuất đang thu hút sự chú ý khi các công ty toàn cầu xem xét Việt Nam như một lựa chọn có lợi hơn so với các trung tâm sản xuất châu Á đắt đỏ hơn. Sự thay đổi này được hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại chiến lược, nhưng quốc gia đối mặt với sự phụ thuộc vào nguyên liệu và nhu cầu về lao động có kỹ năng. Nghiên cứu thị trường chi tiết là cần thiết trước khi đầu tư.

Dân số và Nhân khẩu học của Việt Nam

Với gần 100 triệu dân, Việt Nam được đặc trưng bởi dân số trẻ tuổi, với 22,61% dưới 15 tuổi và độ tuổi trung bình là 31,9 tuổi. Tuy nhiên, dự kiến độ tuổi trung bình của dân số vào năm 2100 sẽ là 47,43.

Quốc gia này thể hiện một bức tranh dân tộc đa dạng, chủ yếu do nhóm dân tộc Kinh chiếm 85,3% dân số. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam công nhận 54 dân tộc riêng biệt. Mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh đang nhanh chóng trở thành ngôn ngữ thứ hai phổ biến.

Quá trình đô thị hóa đang tiến triển, với 38,1% dân số sống tại khu vực đô thị vào năm 2021. Trào lưu di cư từ nông thôn sang đô thị được nhấn mạnh bởi sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, với 8,838 triệu dân, và Hà Nội, thủ đô, có 4,875 triệu dân. Phân bố dân số tập trung rõ rệt dọc theo biển Đông và vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng lưu vực Sông Hồng.

Về phân phối giới tính, có sự ưu thế nhẹ về giới nam với tỷ lệ giới tính dân số tổng cộng là 1,01 nam mỗi nữ. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng lên, sự cân bằng này thay đổi, với số lượng nữ nhiều hơn nam đáng kể trong nhóm tuổi trên 65.

Thu nhập ở Việt Nam được phân phối tương đối tốt, với 21% kiếm giữa 15.000.000 – 19.000.000 VND và 17% chiếm cả hai mốc thu nhập từ 20.000.000 – 24.999.999 VND và 10.000.000 – 14.999.999 VND. 3% kiếm ít hơn 5.000.000 và 7% kiếm nhiều hơn 40.000.000 VND.

Người tiêu dùng và Xu hướng tiêu dùng của người Việt

Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, việc hiểu rõ sự thay đổi trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trở nên quan trọng để triển khai dự án kinh doanh thành công trong nước. Các công ty muốn thâm nhập vào thị trường này phải hiểu rõ những xu hướng này để điều chỉnh các sản phẩm và chiến lược của họ một cách hiệu quả.

Người tiêu dùng Việt Nam đang trưởng thành

Trong những năm gần đây, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đã mở rộng cả về đa dạng và phạm vi địa lý. Cơ sở tiêu dùng không chỉ đang tăng mà còn trở nên phức tạp và có lựa chọn khó tính hơn. Dự đoán cho thấy, đến năm 2035, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ tham gia vào tầng lớp trung lưu toàn cầu.

Tầng lớp trung lưu đang mở rộng này đang tái hình thành cảnh kinh tế (và xã hội) của Việt Nam. Yêu cầu của họ bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mới, và có sự đầu tư rõ rệt vào các lĩnh vực như giáo dục và bất động sản.

Nhạy bén về giá trị, nhưng sẵn sàng chi tiêu

Mô hình chi tiêu của tầng lớp trung lưu đang trên đà thay đổi. Hiệu ứng kết hợp của lạm phát và sự ưa thích các thương hiệu cao cấp đang thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho một số sản phẩm và dịch vụ, nhưng không phải cho tất cả. Đồng thời, họ đang mua ít hơn tổng cộng và trở nên nhạy bén hơn về giá trị.

Xu hướng này thể hiện qua hai cách quan trọng:

– Cần thiết so với xa xỉ: Trong khi người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu trong nhiều lĩnh vực, họ không đang cắt giảm chi tiêu cho những thứ cần thiết. Thực phẩm, nhiên liệu, đồ dùng gia đình và chăm sóc cá nhân vẫn được ưa chuộng. Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm như vitamin, thuốc không cần đơn và sản phẩm thể dục. Nhưng ngược lại, việc ăn ngoài đang giảm đi.

– Ưu thích điểm giá: Khi nói đến những gì nằm trong giỏ hàng mua sắm của họ, người tiêu dùng đang nghiêng về hai cực: hàng hóa cao cấp chất lượng tốt hoặc các sản phẩm có giá trị xuất sắc cho số tiền của họ. Điều này có nghĩa là các sản phẩm nằm ở giữa, không được xem là xa xỉ hoặc rẻ tiền, có thể bị bỏ lại.

Ưu thích mua sắm đa kênh

Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng mua sắm đa kênh và dường như nó đã vẫn đang tồn tại. Hầu hết người tiêu dùng, với tỷ lệ dao động từ 67% đến 88%, đã chấp nhận các lựa chọn thay thế cho việc mua sắm truyền thống tại cửa hàng và có kế hoạch tiếp tục vậy. Trong thực tế, từ 50% đến 75% người mua hàng không chỉ tìm hiểu mà còn thực hiện mua sắm thông qua các kênh đa nền tảng này. Sự phổ biến này tại Việt Nam có thể được gán cho các công ty công nghệ và truyền thông liên tục cải tiến trải nghiệm đa kênh của họ. Tuy nhiên, một số mặt hàng như thực phẩm và thực phẩm bổ sung thông thường được ưa chuộng tại cửa hàng.

Để làm nổi bật sự thay đổi này, hơn 65% người mua hàng Việt Nam cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng các phương thức mua sắm mới này ngay cả sau đại dịch.

Đối với nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen mua sắm. Các nền tảng như Instagram, YouTube và TikTok đang thống trị, đặc biệt là đối với thế hệ Z, ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ chăm sóc da đến giày dép, và thậm chí cả việc giao thức ăn. Có sự gia tăng đáng kể trong việc mua sắm dịch vụ kỹ thuật số và từ xa cũng đã diễn ra.

Ngày càng ít lòng trung thành đối với thương hiệu

Người tiêu dùng Việt Nam đang thể hiện sự thiếu lòng trung thành đối với cửa hàng và thương hiệu, thường xuyên điều chỉnh thói quen mua sắm của họ. Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, họ nổi bật với đặc điểm này: đến 90% đã chuyển đổi thương hiệu hoặc cửa hàng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể trong vòng ba tháng qua. Xu hướng chuyển đổi này còn rõ ràng hơn ở miền Nam Việt Nam, có lẽ do sự xuất hiện của các người mới tham gia vào thị trường.

Người mua hàng Việt Nam không chỉ thờ ơ đối với tên thương hiệu hoặc cửa hàng; họ cũng đang đa dạng hóa sở thích sản phẩm của họ. Điều này có thể được truy vết lại đến sự khao khát của họ về các sản phẩm cao cấp, kết hợp với sự tinh tế trong việc tìm kiếm giá trị tốt hơn. Trong thực tế, việc tìm kiếm giá trị tốt hơn thường thúc đẩy sự chuyển đổi thương hiệu, với chất lượng sản phẩm, tính độc đáo và sở thích cá nhân là những yếu tố chính khác.

Mua sắm mang tính mục đích hơn

Các xu hướng về sức khỏe và bền vững đang ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm. Ví dụ, ba phần tư người tiêu dùng được khảo sát dự định duy trì các thói quen lành mạnh như sử dụng ứng dụng sức khỏe và dịch vụ y tế từ xa.

Ngoài ra, khoảng 28% mong đợi các thương hiệu sẽ đi theo mục tiêu, phù hợp với giá trị của khách hàng và ưu tiên sức khỏe của nhân viên. Tuy nhiên, lo ngại về môi trường dường như là yếu tố phụ: chỉ có 24% người tiêu dùng coi việc sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và bao bì có thể tái chế là quan trọng, và chỉ có 31% sẵn sàng trả thêm hoặc chọn các thương hiệu đắt hơn để ủng hộ môi trường.

Ứng dụng siêu việt + Sự chấp nhận thanh toán số hóa

Trước đại dịch, đã có sự chuyển đổi đáng kể đến giao dịch số hóa cho các sản phẩm và dịch vụ. Xu hướng này đã được tăng tốc, dẫn đến một sự gia tăng lớn về các giao dịch không tiền mặt.

Việt Nam đang ở trong tình huống phát triển mạnh mẽ về thanh toán điện tử. Giá trị giao dịch tổng cộng trong lĩnh vực này được dự đoán sẽ tăng với tốc độ hàng năm 15.7% đến năm 2025. Với việc chỉ có 30% người trưởng thành Việt Nam hiện sử dụng ngân hàng số, còn không gian để mở rộng. Bằng cách khuyến khích và áp dụng các dịch vụ số hóa, bao gồm thanh toán điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận tiềm năng chưa khám phá này nhanh hơn.

Sự ưa chuộng lựa chọn sản phẩm địa phương hơn thương hiệu toàn cầu

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 76% người mua hàng Việt Nam có sự ưa thích đối với các thương hiệu địa phương hơn là thương hiệu toàn cầu. Sự kết hợp giữa chất lượng cao và giá cả hợp lý đã mang lại lợi thế cho các sản phẩm “Made-in-Vietnam” so với các đối thủ quốc tế, khiến chúng trở nên phổ biến hơn trên kệ siêu thị.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy rằng sản phẩm địa phương chiếm hơn 90% trong các siêu thị do người Việt sở hữu. Tỷ lệ này thay đổi tại các siêu thị do người nước ngoài sở hữu, dao động từ 60 đến 96%, và đứng ở mức khoảng 60% trong các cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên sản phẩm Việt Nam,” khởi đầu vào năm 2006, đã nâng cao sự quan trọng của các sản phẩm địa phương. Nhờ đó, nó đã củng cố lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm trong nước, chúng không chỉ rõ nguồn gốc mà còn có chất lượng tương đương với hàng nhập khẩu.

Tóm tắt các điểm chính

  1. Tăng trưởng GDP ấn tượng trong những năm gần đây
  2. Kết nối kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và tăng trưởng đáng kể về FDI
  3. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng nhanh chóng, ảnh hưởng đến thói quen mua sắm hướng tới các thương hiệu cao cấp và các sản phẩm mang tính giá trị
  4. Có một xu hướng giảm sự trung thành với thương hiệu với 90% người đã chuyển đổi thương hiệu hoặc cửa hàng gần đây

Meet our consultants

 

Việt Nam và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang đẩy mạnh các nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Và Việt Nam – một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, đang đứng trước cơ hội trở thành một trung tâm sản xuất bán dẫn quan trọng trong khu vực.

Xu hướng đa dạng hóa trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Chất bán dẫn là thành phần quan trọng trong công nghệ cung cấp năng lượng cho thế giới hiện đại của chúng ta. Hầu như mọi thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng để điều hành công việc kinh doanh và sắp xếp cuộc sống đều chứa chất bán dẫn. Do vậy, không quá lời khi nói rằng những con chip nhỏ bé này là một trong những tài nguyên quý giá nhất thế giới.

Các số liệu thống kê cho thấy, mặc dù hoạt động sản xuất đã chậm lại trong năm 2022, ngành công nghiệp bán dẫn vẫn đạt doanh thu toàn cầu là 580,13 tỉ đô la với mức tăng trưởng 4,4%. Các nhà phân tích dự đoán rằng trong năm 2023, tổng doanh thu bán dẫn trên thế giới sẽ giảm xuống 515,10 tỉ đô la, nhưng sẽ lại phục hồi mạnh mẽ về mức 576 tỉ đô la vào năm 2024.

Việt Nam nhận thức rằng ngành công nghiệp chip non trẻ của mình khó có khả năng phát triển chip tiên tiến ở quy mô thương mại như Đài Loan (Trung Quốc) hay Hàn Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào những ngóc ngách hỗ trợ các dòng sản phẩm cụ thể như chip quản lý điện năng, chip analog cho Internet, Internet vạn vật và hệ thống dựa trên ứng dụng chip.

Tuy nhiên, bất chấp quy mô khổng lồ và tầm quan trọng địa chính trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, thị trường này rất dễ bị tổn thương trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng – điều đã xảy ra một cách thường xuyên trong những năm đầu của thập niên 2020.

Đại dịch Covid-19, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và cuộc xung đột ở Ukraine đều góp phần gây ra sự gián đoạn lớn đối với chuỗi cung ứng bán dẫn. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng vọt, ngành công nghiệp chip lại gặp khó khăn trong việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm của mình. Tình trạng thiếu chất bán dẫn đã lan rộng trên toàn thế giới và tác động của nó vẫn còn có thể cảm nhận cho tới thời điểm hiện tại.

Để ứng phó với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng tái diễn, các quốc gia và tập đoàn bán dẫn đang triển khai nhiều biện pháp ứng phó. Một trong những giải pháp quan trọng hơn cả chính là sự đa dạng hóa hoạt động sản xuất bán dẫn, từ đó giảm thiểu hoặc loại bỏ nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu và Trung Quốc hiện đang nhanh chóng phát triển các nhà máy chế tạo của riêng mình nhằm đảm bảo nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Căng thẳng giữa Mỹ và phương Tây với Trung Quốc cũng khiến các công ty bán dẫn ngày càng đẩy mạnh chiến lược “Trung Quốc cộng 1”, nhằm dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia ngoài Trung Quốc, từ đó giảm thiểu sự phụ thuộc và rủi ro vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ấn Độ, và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó bao gồm Việt Nam, được đánh giá là những điểm đến tiềm năng mà các công ty bán dẫn đang nhắm tới.

Làn sóng đầu tư gia tăng vào Việt Nam

Theo trang The Diplomat, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội hôm 10-9-2023 đã mở ra mối quan hệ sâu sắc hơn trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Mỹ. Và một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất, với những thành công cụ thể đáng ca ngợi chính là lĩnh vực bán dẫn.

Các giám đốc điều hành hàng đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ đã chứng kiến Tổng thống Joe Biden công bố các dự án AI của Nvidia và Microsoft, các trung tâm thiết kế bán dẫn mới tại TPHCM của Synopsys và Marvell, lễ khai trương cơ sở đóng gói chip Amkor trị giá 1,6 tỉ đô la Mỹ gần Hà Nội vào tháng 10, và một mối quan hệ đối tác bán dẫn Mỹ – Việt Nam, nhằm hỗ trợ cho các chuỗi cung ứng bán dẫn linh hoạt.

Tờ The Diplomat đánh giá, tính đến thời điểm hiện tại, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam vẫn đang tận dụng một cách thông minh sự độc lập về địa chính trị và nguồn vốn FDI để xây dựng nền tảng cho một cường quốc công nghệ.

Các hoạt động đầu tư trong số này là một phần của xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà các công ty bán dẫn hàng đầu của Mỹ đang triển khai, và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam vươn lên trong ngành công nghiệp bán dẫn, hướng tới việc sản xuất các loại chip có giá trị cao hơn.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài cũng đã triển khai các hoạt động đầu tư mạnh mẽ tại Việt Nam. Tập đoàn Intel của Mỹ hiện đang chuẩn bị mở rộng địa điểm lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip (ATP) vốn đã có quy mô rất lớn của mình. Amkor cũng sẽ mở rộng cơ sở ATP hiện có của hãng, trong khi Synopsys đang chuyển hoạt động thiết kế EDA từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Từ Hàn Quốc, Samsung đã đầu tư gần 1 tỉ đô la vào một cơ sở linh kiện bán dẫn hồi năm 2022 và có kế hoạch mở rộng cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên để sản xuất chip hoàn chỉnh vào năm 2023. Ngoài ra, hàng chục nhà cung cấp tại Hà Lan cho Công ty ASML cũng đang coi Việt Nam là địa điểm phù hợp để triển khai các hoạt động sản xuất.

The Diplomat nhận xét, nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự trỗi dậy của luồng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Những gián đoạn sản xuất do dịch bệnh tại Trung Quốc và mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng đã khiến các công ty ngày càng theo đuổi chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đưa hoạt động sản xuất tới các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

“Việt Nam đang trở thành quốc gia có vai trò then chốt trong sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu… Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam và các khu công nghiệp đang phát triển có sức thu hút lớn với các nhà sản xuất. Quá trình chuyển đổi này nêu bật vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong kịch bản tái cấu trúc chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, và đánh dấu một giai đoạn mới của nền kinh tế nước này”, chuyên gia kinh tế Maheshwari Bandari tại GlobalData đánh giá.

Bên cạnh đó, các chính phủ nước ngoài cũng khuyến khích sự thay đổi này như một cách để giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào ngành sản xuất của Trung Quốc. Đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen về việc Việt Nam có thể được hưởng lợi từ quỹ an ninh chuỗi cung ứng quốc tế trị giá 500 triệu đô la của Đạo luật Khoa học và CHIPS là minh chứng cho điều này.

Chiến lược thu hút đầu tư hợp lý

Theo The Diplomat, để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, Chính phủ Việt Nam đã triển khai một chương trình ưu đãi được đánh giá là hấp dẫn và tương đối toàn diện.

Thứ nhất, Việt Nam đưa ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong 15 năm, áp dụng cho các khoản đầu tư vào cả nghiên cứu và xây dựng cơ sở vật chất cho các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó chất bán dẫn là ngành ưu tiên.

Thứ hai, Việt Nam cho phép các công ty và tổ chức nghiên cứu xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học được miễn thuế tài sản (tiền thuê đất) trong toàn bộ thời hạn thuê nếu cơ sở này được sử dụng để nghiên cứu, ươm mầm khởi nghiệp…

Thành phố lớn nhất Việt Nam, TPHCM, có một chương trình bổ sung trợ cấp một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các dự án đầu tư cụ thể. Chính quyền sẽ trợ cấp 50% lãi suất đối với các cơ sở R&D cho “các ngành công nghiệp hỗ trợ”, 70% lãi suất cho các hoạt động sản xuất cơ bản và 85% lãi suất cho việc mua công nghệ và thiết bị tiên tiến – với tổng số tiền lên tới 8,8 triệu đô la cho mỗi dự án. Chương trình này đóng vai trò hỗ trợ cho Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch của thành phố.

Bên cạnh đó, để khuyến khích các công ty thuê kỹ sư Việt Nam, thuế giá trị gia tăng (VAT) tiêu chuẩn 10% đối với dịch vụ được giảm xuống còn 5% đối với các hoạt động khoa học trong lĩnh vực công nghệ cao, như chất bán dẫn. Các hoạt động đủ điều kiện bao gồm từ nghiên cứu đến tư vấn chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu đãi, các nhà hoạch định chính sách cũng luôn cố gắng đảm bảo rằng các công ty nước ngoài sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực kỹ thuật nội địa, từ đó giành được phần lợi nhuận lớn hơn từ các sản phẩm cuối cùng mà Việt Nam sản xuất.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương đã khuyến khích các công ty nước ngoài – đặc biệt là các công ty nhận trợ cấp của chính phủ – thiết lập các chương trình nghiên cứu chung với các tổ chức địa phương. Ví dụ điển hình là thỏa thuận đào tạo thiết kế chip giữa Synopsys, Khu Công nghệ cao TPHCM, Samsung và chương trình phát triển nhà cung cấp nội địa của Bộ Công Thương.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm của nhà nước như Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và Vườn ươm Công nghệ thông tin Việt Nam – Hàn Quốc cũng đang tiếp tục phục vụ cho nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển đổi sang đóng góp giá trị cao hơn cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận thức được một cách chính xác rằng, ngành công nghiệp chip non trẻ của mình khó có khả năng phát triển chip tiên tiến ở quy mô thương mại như Đài Loan (Trung Quốc) hay Hàn Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào những ngóc ngách hỗ trợ các dòng sản phẩm cụ thể như chip quản lý điện năng, chip analog cho Internet, Internet vạn vật và hệ thống dựa trên ứng dụng chip.

Chiến lược này được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với một số quốc gia như Pháp, cho phép Việt Nam có thể tìm kiếm những phân khúc thị trường phù hợp để có thể cạnh tranh toàn cầu với nguồn lực và chính sách hỗ trợ công nghiệp khiêm tốn.

Duy trì mối quan hệ hài hòa trong chuỗi cung ứng bán dẫn

Báo Global Times của Trung Quốc nhận định, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, được hỗ trợ bởi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các tập đoàn công nghiệp khổng lồ của phương Tây, đã có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, và trở thành nhà xuất khẩu chip lớn thứ ba sang Mỹ ở châu Á.

Tuy nhiên, dù phát triển ổn định trong những năm gần đây, ngành bán dẫn Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn FDI và vai trò trong chuỗi cung ứng chủ yếu mới chỉ giới hạn ở việc lắp ráp và thử nghiệm. Do vậy, Việt Nam vẫn cần hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực để đón nhận thêm sự hỗ trợ cho ngành bán dẫn của mình.

Cũng theo Global Times, việc Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ, khuyến khích các công ty công nghệ cao phương Tây đầu tư hơn nữa là điều hiển nhiên. Nhưng song song với đó, chuỗi công nghiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không suy yếu mà còn được tăng cường hơn nữa, bởi Trung Quốc vẫn là thị trường chip lớn nhất thế giới và không có công ty nào sẵn sàng tách rời hoàn toàn khỏi thị trường này. Một sự phát triển bền vững của ngành bán dẫn Việt Nam, trong mối quan hệ hài hòa với cả phương Tây và Trung Quốc do vậy, sẽ là tài sản quý giá đối với chuỗi công nghiệp châu Á.

Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng tình của Jayant Menon, thành viên cấp cao của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore. Theo ông Menon, “Trong khi căng thẳng Mỹ – Trung đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng, các kết nối với Trung Quốc sẽ vẫn còn nguyên vẹn”. Ông đồng thời cũng cho biết thêm rằng “trong tương lai gần”, các khoản đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực bán dẫn Việt Nam sẽ ít ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về tổng thể, Việt Nam vẫn sẽ còn một chặng đường dài phải đi trước khi trở thành một nền kinh tế sản xuất chip tiên tiến. Tuy nhiên, tờ The Diplomat đánh giá, tính đến thời điểm hiện tại, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam vẫn đang tận dụng một cách thông minh sự độc lập về địa chính trị và nguồn vốn FDI để xây dựng nền tảng cho một cường quốc công nghệ.

Tham khảo đến dịch vụ “một cửa” của chúng tôi cho các doanh nghiệp Đài Loan | Link

Meet our consultants

 

Kinh doanh quốc tế: Các hình thức công ty và chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài

Chọn loại hình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật Doanh nghiệp (LOE) đã được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 17 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Luật cung cấp bốn loại hình thức pháp lý của công ty cho các đối tượng kinh doanh, bao gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)
2. Công ty cổ phần (JSC)
3. Công ty hợp danh
4. Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC)
5. Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh Công cộng-Tư nhân (PPP)

Một thực thể nước ngoài có thể thiết lập mặt bằng của mình tại Việt Nam dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn với một hoặc nhiều thành viên, một công ty cổ phần, một công ty hợp danh, một chi nhánh, một hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc một văn phòng đại diện. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép mua một phần lợi ích trong các doanh nghiệp trong nước hiện có, tuân theo các hạn chế về sở hữu; điều này thay đổi tùy theo ngành công nghiệp tương ứng. Đặc điểm chính và cấu trúc quản lý của các đối tượng kinh doanh phổ biến được tóm tắt như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là một thực thể pháp lý được thành lập thông qua việc đóng góp vốn được xem xét như vốn (hoặc vốn điều lệ) từ các thành viên của nó. Một LLC không được phép phát hành cổ phiếu. Tổng số thành viên trong một LLC bị giới hạn ở mức 50 (áp dụng cho hình thức của một LLC có hơn hai thành viên). Các thành viên của một LLC chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của LLC trong phạm vi vốn đóng góp – hoặc cam kết đóng góp – cho công ty.

Một LLC có thể được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài dưới một trong hai hình thức sau đây:

i) Một doanh nghiệp 100% do người nước ngoài sở hữu (khi tất cả thành viên đều là nhà đầu tư nước ngoài); hoặc:

ii) Một doanh nghiệp liên doanh với ít nhất một nhà đầu tư Việt Nam.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần (JSC) là một thực thể pháp lý được thành lập bởi các cổ đông sáng lập dựa trên việc đăng ký mua cổ phiếu của Công ty cổ phần. Vốn điều lệ của một Công ty cổ phần được chia thành các cổ phiếu và mỗi cổ đông sáng lập nắm giữ một số cổ phiếu tương ứng với số lượng cổ phiếu đã đăng ký và thanh toán của họ trong Công ty cổ phần.

Một Công ty cổ phần được yêu cầu phải có ít nhất ba cổ đông (không giới hạn số cổ đông tối đa). Một Công ty cổ phần có thể có dạng (i) doanh nghiệp 100% do người nước ngoài sở hữu hoặc (ii) một liên doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nội địa.

Hợp tác

Một doanh nghiệp hợp tác có thể được thành lập giữa hai đối tác quản lý cá nhân. Các đối tác quản lý có trách nhiệm không giới hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của doanh nghiệp hợp tác. Ngoài các đối tác quản lý, một doanh nghiệp hợp tác có thể có các đối tác đóng góp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp hợp tác đến giá trị vốn góp của họ.

Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh

Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC) thường không được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể.

BCC được thực hiện mà không cần tạo ra một đơn vị pháp lý mới. Thay vào đó, các bên tham gia BCC sẽ thành lập một Ban điều phối để thực hiện và giám sát BCC. Các nhà đầu tư tham gia BCC đồng ý về việc phân chia trách nhiệm và chia sẻ lợi nhuận/lỗ hại phát sinh từ BCC. Các bên tham gia BCC chịu trách nhiệm không giới hạn về các nghĩa vụ tài chính của BCC.

Đối tác Công cộng – Tư nhân

Hợp đồng Đối tác Công cộng – Tư nhân (PPP) là một hình thức đầu tư được thiết lập dựa trên một hợp đồng giữa các cơ quan chính phủ có liên quan và các công ty dự án để thực hiện một số công trình hạ tầng được quy định và dịch vụ công cộng, chẳng hạn như hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp nước, nhà máy điện, cơ sở hạ tầng giáo dục và chăm sóc sức khỏe, vv.

Các hợp đồng PPP bao gồm các loại hợp đồng Build-Operate-Transfer (BOT), Build-Transfer (BT), Build-Transfer-Operate (BTO), Build-Own-Operate (BOO), Build-Transfer-Lease (BTL), Build-Lease-Transfer (BLT) và Operate-Manage (O&M).

Sau khi ký hợp đồng PPP với một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập một công ty dự án dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Hợp đồng PPP sẽ rõ ràng quy định về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các hợp đồng như vậy.

Sáp nhập và Mua lại (Mergers and Acquisitions – M&A)

Khung pháp lý cho hoạt động M&A được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm, bao gồm các điều kiện, thủ tục và hậu quả thuế của các hoạt động này.

Luật Cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến các hoạt động M&A. Khi một sáp nhập hoặc mua lại có thể dẫn đến việc hình thành một tổ chức pháp lý có thị phần chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, người đại diện pháp lý của tổ chức đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi sáp nhập/mua lại được thực hiện, trừ khi Luật có quy định khác. Một sáp nhập hoặc mua lại dẫn đến việc hình thành một tổ chức mới có thị phần chiếm hơn 50% trên thị trường liên quan sẽ bị cấm, trừ khi có quy định khác trong Luật Cạnh tranh.

Các Hình Thức Đầu Tư Khác

Tất cả các hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại một ngân hàng được phép. Số dư trong tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài không thể được chuyển đổi thành tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Dưới đây là một số ví dụ về các hoạt động đầu tư gián tiếp thường được thực hiện tại Việt Nam:

  • Đóng góp vốn, mua/bán cổ phần hoặc vốn đóng góp vào các doanh nghiệp Việt Nam mà không tham gia trực tiếp vào quản lý và điều hành của doanh nghiệp.
  • Đóng góp vốn, chuyển nhượng vốn đóng góp vào các quỹ đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Mua/bán các giấy tờ giá trị khác được phép trong đồng Việt Nam và phát hành trên lãnh thổ Việt Nam bởi các tổ chức cư trú.
  • Mua/bán trái phiếu và các loại cổ phiếu khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

Meet our consultants

Ngành công nghiệp bán dẫn: Định hướng phát triển của Việt Nam?

Ước mơ về việc xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn, hay cụ thể là những con chip ở Việt Nam có thể trở thành hiện thực? Và nếu có thể thành hiện thực thì Việt Nam cần triển khai theo cách nào để tránh được tổn hại và rủi ro?

Câu chuyện về bán dẫn và chip đang được khuấy lên ở Việt Nam, sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam, và những định hướng phát triển mới trong giai đoạn tới khi hướng đến ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao. Có lẽ, người Việt Nam càng có thêm động lực thúc đẩy để hướng về việc xây dựng nền công nghiệp sản xuất chip trong bối cảnh ở Đông Nam Á, Singapore và Malaysia đã có những nhà máy chế tạo vi mạch, thứ linh kiện cần thiết cho rất nhiều sản phẩm trong đó có điện tử tiêu dùng. Nhưng ước mơ này có khả thi với Việt Nam? Từ những quan sát chuyển động của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới và trải nghiệm cá nhân khi thực hiện một số nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm về chip ảnh nhiệt, PGS. TS Nguyễn Trần Thuật (Trung tâm Nano và năng lượng, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), cho rằng dù rất nhiều thách thức và bất định thì cánh cửa bước vào ngành công nghiệp chip vẫn mở với Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam sẽ chọn được hướng đột phá nào và kiên trì với hướng đi đó hay không.

Một cách tiếp cận ngành công nghiệp chip cho Việt Nam

Câu hỏi: Theo anh, với thực trạng của nền KH&CN Việt Nam, chúng ta có thể xây dựng được một ngành công nghiệp sản xuất chip không?

Trả lời: Sản xuất chip là một ngành công nghiệp hấp dẫn và có thị trường vô cùng rộng. Ngay ở hiện tại cũng có thể dự đoán được là nhu cầu chip của thế giới sẽ không ngừng tăng lên. Gần như chúng ta đều không thể sống thiếu chip được, bởi tất cả những thiết bị chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như điện thoại, máy ảnh, tủ lạnh, tivi đến thiết bị y khoa, căn cước công dân… đều cần chip. Thậm chí có những thứ chúng ta thấy đơn giản như cái mạch nguồn điện như cái sạc điện thoại chẳng hạn cũng cần đến chip nguồn (power chip).

Vào tháng 4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia HN và đặt hàng xây dựng đề án một trung tâm hỗ trợ thiết kế đo kiểm vi mạch và phòng thí nghiệm chế tạo vi mạch quốc gia. Tôi cho rằng, ý tưởng về việc xây dựng ngành công nghiệp chip đã được xem xét và thảo luận giữa các nhà lãnh đạo chính phủ để hướng tới nắm bắt những cơ hội hứa hẹn mà ngành công nghiệp này có thể đem lại cho Việt Nam.

Câu hỏi: Vậy ở thời điểm này, với Việt Nam, việc xây dựng ngành công nghiệp chip có thực sự khả thi?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi này, trước hết, chúng ta cần phải hiểu những yêu cầu nghiêm ngặt của cả một công đoạn từ phát triển vật liệu đến hoàn thiện quy trình đóng gói một sản phẩm chip đều ở mức rất cao so với nhiều ngành chế tạo khác. Ngay cả ở quy mô phòng thí nghiệm chế tạo vi mạch, quy trình vận hành đến chế tạo thử nghiệm đều phải ở các tiêu chuẩn vô cùng khắt khe, ví dụ mức độ đòi hỏi về tinh sạch của phòng thí nghiệm loại này còn vượt xa tất cả những phòng sạch đang có tại Việt Nam. Chúng ta tưởng tượng là mỗi loại vi mạch đều có hai loại transistor, transistor kênh dẫn loại N và transistor kênh dẫn loại P. Để chế tạo được hai transistor này có thể vận hành được, không bị hỏng hóc trục trặc thì môi trường tạo ra nó phải rất sạch, không bị lẫn tạp chất. Một khi đã có tạp chất rồi thì không làm sạch được, gần như hỏng luôn cả dây chuyền, không có phương án nào sửa chữa được, và chỉ có thể làm mới.

Sự phát triển của ngành công nghiệp chip cũng có nhiều điểm khác biệt so với những ngành khác, nó đòi hỏi một chiến lược kiên định và dài hơi, không thể nóng vội được. Bởi vậy, trước khi nghĩ đến thành công, tôi nghĩ mình cần sống sót được đã.
PGS. TS Nguyễn Trần Thuật

Vì bản chất nó như vậy nên đòi hỏi mình phải làm rất tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận, tập trung vào những bước hoàn thiện cuối cùng. Việc này giống như ta nhìn cần phải nỗ lực 99% công sức để hoàn thiện nốt 1% công việc cuối cùng. Về mặt nào đấy, có thể thấy sản xuất chip là một việc rất khó đối với Việt Nam hiện nay.

Câu hỏi: Vậy Việt Nam có nên làm?

Trả lời: Khó nhưng tại sao Việt Nam vẫn cần phải làm? Có lẽ, không chỉ là một thị trường rộng và hứa hẹn, việc chế tạo và sản xuất chip còn có một điểm lợi nữa cho Việt Nam là có thể tạo ra những sản phẩm mà nếu mình không làm thì không thể ai làm hộ mình cả.

Một số quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore và Malaysia đều có mấy nhà máy chế tạo vi mạch trong khi Việt Nam vẫn chưa có nhà máy nào. Theo tôi, Việt Nam vẫn có thể làm được, nếu như chọn được một định hướng tốt và kiên trì. Câu chuyện này cũng đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, ví dụ FPT Semiconductor làm rồi, hy vọng dần dần họ sẽ làm tới chip tính toán như kiểu chip ARM hay chip đồ họa, chip bộ nhớ (digital). Cách làm của FPT Semiconductor cũng giống như tất cả những công ty khác liên quan đến chip ở Việt Nam là tự thiết kế rồi đi thuê chế tạo, đóng gói.

 

Câu hỏi: Đây có phải là cách các công ty trên thế giới hay áp dụng?

Trả lời: Nhìn vào lịch sử phát triển của các công ty sản xuất chip lớn trên thế giới, có thể chia định hướng phát triển của họ gồm ba hướng:

Mạnh nhất là Intel vừa thiết kế, chế tạo, đóng gói sản phẩm và bán ra thị trường. Loại thứ hai là fabless chỉ tập trung vào thiết kế, giống như các công ty Nvidia, Qualcomm, Broadcom… Đây đều là các công ty đi thuê thiết kế, hoặc tự thiết kế, sau đó thuê chế tạo thành các chip hay hệ thống trên chip (SoC – system on chip) rồi thuê đóng gói. Khi ấy, họ sẽ hỗ trợ hệ điều hành, hỗ trợ phần mềm, phần cứng các loại cho người mua chip. Lại thứ ba là pureplay như TSMC và UMC của Đài Loan chỉ tập trung vào sản xuất, không làm thêm bất cứ công đoạn nào khác, kể cả thiết kế.

Tất nhiên, việc định hình các hướng phát triển như thế này cũng có ảnh hưởng của lịch sử nữa. Ví dụ trước đây, cạnh tranh với Intel là AMD nhưng sau một thời gian sau thì AMD không chế tạo nữa (spin-off bộ phận sản xuất thành Global Foudries) vì nhiều lý do, nhưng cũng là vì Samsung và TSMC đã làm tốt công đoạn này rồi. Đặc điểm của ngành thiết kế và chế tạo chip là đòi hỏi quá nhiều know-how với chế tạo (tapeout) mẫu thử (prototype) nên nếu một nơi có thể làm đủ tất cả mọi công đoạn để ra được sản phẩm cuối cùng thì vừa khó và vừa đắt.

Câu hỏi: Vậy Việt Nam có thể học hỏi gì ở họ để đi theo một trong ba hướng đi này hay tự định hình một hướng đi mới?

Trả lời: Theo tôi, với một quốc gia như Việt Nam, việc nghĩ ra hướng phát triển thứ tư hoàn toàn mới là một thách thức vì trên thế giới, chưa có quốc gia nào làm được điều này. Vậy để phát triển ngành công nghiệp chip, Việt Nam có thể đi theo hướng nào? Tôi cho là có một dạng mà một số nơi áp dụng, gọi là fablite, nghĩa mình chế tạo một phần mà không chế tạo toàn bộ từ A tới Z con chip. Nếu chọn theo cách này thì mình sẽ khuôn vào một số loại chip đặc thù nhất định chứ không phải tất cả các loại chip. Đây cũng là cách làm hay bởi nếu mình cứ lao vào chế tạo những loại chip như chip logic và chip nhớ của máy tính thì gần như không có khả năng cạnh tranh.Việc khan hiếm nguồn hàng chip xử lý đang khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất. Ảnh: Báo Đầu tư

Sở dĩ mình có thể tham gia vào chế tạo một phần một số con chip là do trên con chip sau khi được thiết kế vi mạch xong, mang đi chế tạo thì sẽ có rất nhiều lớp (layer), mỗi lớp có một dạng hình thù hình học nhất định. Các hình thù đó sẽ được tạo bằng máy chuyên biệt, ví dụ như của ASML (Hà Lan) và sau đó là bước tạo hình trên vật liệu cần. Sản xuất chip thường có khoảng hàng chục đến hàng trăm bước như thế để phù hợp với chức năng của chip analog, hoặc chip logic, hoặc chip nhớ. Tuy nhiên đối với một số loại chip đặc thù, mình có thể chế tạo vi mạch trên một wafer (phiến) ở nước ngoài, rồi về Việt Nam chế tạo tiếp các bước nữa trên phiến wafer đó – bước này ngành chế tạo chip gọi là post CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor) nhằm chế tạo các loại chip (như chip ảnh, chip vi cơ điện tử, chip cảm biến …) lên trên phần vi xử lý, vi điều khiển, RAM tĩnh và các cổng logic khác.

Câu hỏi: Anh có tin rằng, nếu Việt Nam có ý định phát triển theo hướng này thì Việt Nam sẽ làm tốt?

Trả lời: Tôi nghĩ là được chứ. Thông thường quy trình chế tạo chip được chia ra làm nhiều quy trình, quy trình thứ nhất (front end of line) hết sức tinh tế về kích thước đồng thời còn liên quan đến nhiệt, quy trình thứ hai (back end of line) chế tạo những chi tiết đơn giản hơn, kích thước lớn hơn và sau đó tùy vào loại chip thì còn quy trình cuối (post CMOS). Nếu mình làm quy trình thứ ba tốt thì có thể tiến tới quy trình thứ hai. Tất nhiên trên thế giới sản xuất chip, chẳng có ai làm quy trình thứ nhất xong rồi tạo điều kiện cho làm kế tiếp ở quy trình thứ hai ở nơi khác cả. Tuy nhiên ngược lại quy trình thứ hai có thể giúp ta chế tạo được một số loại chip mà quy trình thứ nhất có thể được thay thế bằng các quy trình dạng đơn giản hơn.

Khi Việt Nam phát triển theo cách tự thiết kế cộng với đóng gói, Việt Nam có cơ hội chuyển dần từng bước lên chế tạo từng phần (fablite) để hướng tới chế tạo toàn phần (full fab). Nếu Việt Nam muốn đi đến chế tạo chip thì tôi nghĩ có thể phải đi theo con đường đấy.

Những bước chuẩn bị của Việt Nam

Câu hỏi: Trong trường hợp lựa chọn hướng phát triển này, Việt Nam có lợi thế nào không?

Trả lời: Tôi nghĩ mình cũng có một số lợi thế nhất định, trước hết là mình đã có được manh nha ngành công nghiệp chip rồi. Hiện làm được như FPT Semiconductor cũng là một ví dụ rất hay. Về đầu ra, họ đã tìm được nguồn đặt hàng ổn định với loại chip họ sản xuất, về năng lực từ chỗ trước đây đi thuê thiết kế, từng bước làm được tốt cả khâu thiết kế, rồi sau đó đi thuê chế tạo. Cách làm như vậy đảm bảo cho họ có một nguồn thu nhất định rồi bắt đầu phát triển những sản phẩm loại khác.

Thứ hai là ở Việt Nam, lực lượng làm thiết kế vi mạch bắt đầu phát triển, kể cả ở môi trường học thuật và chuyên nghiệp. Hiện tại, một số công ty về chip ở Việt Nam cũng đều lựa chọn cách làm như FPT Semiconductor. Nếu Việt Nam lựa chọn con đường fabless với đóng gói là chủ đạo thì cần phải tập trung vào đào tạo kĩ sư thiết kế vi mạch để có thể ra được bản vẽ và sau đó đi đặt hàng chế tạo.。

 

Câu hỏi: Vậy việc các doanh nghiệp FDI đặt nhà máy chế tạo tại Việt Nam có tạo chút lợi thế để hỗ trợ phát triển ngành công nghệ chip của ta không?

Trả lời: Thông thường, các công ty nước ngoài đặt nhà máy ở Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công làm việc tại chỗ, làm thuê ngoài phần có thể họ chưa coi là công nghệ lõi, nghĩa là cần đưa thêm một số chi tiết vào sản phẩm. Trong trường hợp họ nhận phần việc này về đây cũng có thể đem lại những tác động tích cực cho Việt Nam, đó là các kĩ sư Việt Nam có thể chia việc ra làm, mỗi bên làm một phần xong ráp lại thành một lớp sản phẩm lớn hơn. Như vậy, nhân lực của mình vẫn có thể tích lũy được năng lực và kinh nghiệm trong chế tạo chip.

Nếu trong trường hợp mình phát triển theo hướng fabless, tức là chỉ cần làm thiết kế và đi thuê chế tạo thì mình chỉ cần nguồn nhân lực thiết kế gồm những người được đào tạo về thiết kế IC, thứ hai người được đào tạo về kỹ thuật điện tử, thứ ba là người được đào tạo về phần mềm nhúng. Đối với nguồn nhân lực có thể đảm trách khâu đóng gói thì cần các kỹ thuật viên.

Với Việt Nam, việc chuẩn bị về lực lượng gồm những người có kỹ năng này hiệu quả hơn nhiều so với việc đầu tư một cơ sở hạ tầng sản xuất chip, bởi nếu mình đầu tư theo cách như vậy thì phải tính đến các khâu đi kèm mà mình cần kiểm soát tốt, không chỉ là gia tăng kinh phí đầu tư mà cần phải có thêm ít nhất bốn loại kĩ sư nữa tham gia vận hành một cơ sở sản xuất chip như vậy.

Tôi nghĩ, những bước chuẩn bị về nhân lực theo cách thiết kế như thế này phù hợp với điều kiện Việt Nam. Và rõ ràng là nó sẽ hiệu quả bởi nếu mình chỉ thiết kế vi mạch không có nghĩa là mình không nắm được các quy trình khác. Những người làm thiết kế giỏi thậm chí có thể góp phần đem lại những cải thiện về quy trình sản xuất, tạo ra được những quy trình sản xuất mới.

Câu hỏi: Anh đánh giá nguồn nhân lực hiện tại của Việt Nam đang ở mức nào?

Trả lời: Việt Nam hiện đã có một số lượng nhất định các kỹ sư điện, kỹ sư điện tử, kỹ sư phần mềm, kỹ sư thiết kế vi mạch… Tuy nhiên, các kỹ sư tham gia và quá trình chế tạo thì còn thiếu vô cùng vì có rất ít trường lớp ở Việt Nam đào tạo kỹ sư quy trình chế tạo.

Ở đây, vấn đề không phải là các trường không đủ nhanh nhạy để mở các chương trình đào tạo kỹ sư chế tạo, vấn đề là nếu có đặt hàng các trường đại học, mở một cánh cửa đầu ra cho đào tạo thì các trường lập tức sẽ lên kế hoạch đáp ứng ngay. Câu chuyện này vẫn là bài toán cung cầu, nhân lực có nhu cầu thì người ta mới đào tạo chứ không ai đào tạo trước cả. Ví dụ như chương trình đào tạo ngành hàng không thu hút sự chú ý của xã hội vì Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines thông báo sẽ tuyển kỹ sư ngay sau khi đào tạo xong. Cuối cùng thì chúng ta đã thấy, một chương trình đào tạo mà không có sự đặt hàng của doanh nghiệp hay xã hội thì rất khó gây sự chú ý của các gia đình đang có con bước vào tuổi lựa chọn nghề nghệp. Do đó trong thời gian đầu, những chính sách ưu đãi và động viên của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực, nó ít nhất tạo niềm tin ban đầu cho các cơ sở đào tạo.

Câu hỏi: Nghĩa là việc phát triển ngành công nghiệp chip sẽ phụ thuộc rất lớn vào định hướng của chính phủ?

Trả lời: Nếu chính phủ định hướng phát triển ngành công nghiệp chip và có lộ trình rõ ràng thì tôi cho là Việt Nam sẽ phát triển được như kỳ vọng. Mặt khác, sự phát triển của ngành công nghiệp chip cũng có nhiều điểm khác biệt so với những ngành khác, nó đòi hỏi một chiến lược kiên định và dài hơi, không nóng vội được. Bởi trước khi nghĩ đến thành công, tôi nghĩ là mình cần sống sót được đã. Vì chip không giống bất kỳ sản phẩm nào khác, việc làm ra được sản phẩm mẫu đã rất gian nan, bán được chip thì còn khó nữa, do đó phải mất từ 15-20 năm thì may ra mới biết được câu chuyện phía trước sẽ như thế nào. Ví dụ một công ty lớn của Pháp đã phải mất tầm 40 năm mới chạm đến thành công, trong đó 20 năm đầu không ai tin là công ty này sẽ sống sót và họ phải mất thêm 20 năm sau để lên vị trí thứ hai thế giới.

Cảm ơn anh đã trao đổi và chia sẻ.

Tham khảo đến dịch vụ “một cửa” của chúng tôi cho các doanh nghiệp Đài Loan | Link

Meet our consultants

 

 

 

 

Thủ tục thành lập công ty mới

Để tham gia hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, người đầu tư nước ngoài phải tiến hành đăng ký khoản đầu tư với cơ quan cấp phép thích hợp. Theo quy định mới của “Luật Đầu tư” và “Luật Doanh nghiệp”, người đầu tư nước ngoài cần thực hiện hai bước như sau: Nhận Chứng chỉ Đăng ký Khoản đầu tư (IRC), Nhận Chứng chỉ Đăng ký Doanh nghiệp (ERC).

Làm thế nào để thành lập công ty mới - BRAVOLAW Tư vấn luật Doanh Nghiệp

Quy trình thành lập công ty mới

Bước 1 Bước 2 Bước 3
Lựa chọn địa điểm Đăng ký IRC Đăng ký ERC Thông báo công khai
Do đơn vị tự quyết định 15 ngày 3 ngày 5 – 7 ngày

Thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

 

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Lựa chọn địa điểm Đăng ký giấy cấp phép RO/Chi nhánh Đăng ký con dấu/Số thuế Thông báo công khai
Do đơn vị tự quyết định 7 ngày 5 – 7 ngày 5 – 7 ngày

Cơ quan cấp phép liên quan

Chứng chỉ IRC ERC
Dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Ủy ban Quản lý khu công nghiệp/khu kinh tế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Các dự án nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Thanh lý và đóng cửa kinh doanh

Các doanh nghiệp phải chấm dứt, thanh lý hoặc giải thể nếu có một trong những trường hợp sau đây:

  • Thời hạn hoạt động theo điều khoản của công ty đã hết và không quyết định gia hạn.
  • Giải thể được quyết định bởi chủ sở hữu/Chứng chỉ Đăng ký Kinh doanh bị thu hồi/Hội đồng quản trị/Cổ đông.
  • Không duy trì được số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 6 tháng liên tục và không thực hiện việc chuyển đổi kinh doanh.
  • Chứng chỉ Đăng ký Kinh doanh bị thu hồi.

Chỉ khi mọi nợ nghiệp và trách nhiệm được giải quyết và công ty không liên quan đến bất kỳ tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài nào, công ty mới nên được giải thể.

Quy trình thanh lý thường mất từ 6 – 12 tháng, trong đó thường bao gồm việc kiểm toán thuế cuối cùng là một phần của quá trình này.

Bước 1 Bước 2 Bước 3
Thông báo quyết định giải thể Thuế được xác định cuối cùng/Thanh tra thuế và hủy bỏ mã số thuế Đệ trình hồ sơ giải thể và hoàn trả IRC / ERC
Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan thuế

Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

Nhân viên

Cơ quan thuế Phòng đăng ký kinh doanh
7 ngày kể từ ngày được phê duyệt 2-3 tháng 5 ngày kể từ ngày xử lý nợ

Meet our consultants 

Chính sách việc làm tại Việt Nam

Hợp đồng lao động

Ở Việt Nam, mối quan hệ lao động được quy định bằng hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hợp đồng có thể mang các dạng sau:

1. Hợp đồng lao động không thời hạn.
2. Hợp đồng lao động có thời hạn – thời hạn của hợp đồng được định nghĩa bởi cả hai bên là từ một đến ba năm.
3. Hợp đồng lao động tạm thời cho công việc cụ thể hoặc công việc mùa – thời hạn của hợp đồng ít hơn một năm.

Hợp đồng lao động có thời hạn chỉ có thể gia hạn tối đa hai lần; sau đó, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động không thời hạn với người lao động. Nếu người sử dụng lao động không muốn gia hạn hợp đồng lao động với người lao động, họ phải thông báo cho người lao động ít nhất 15 ngày trước khi hợp đồng lao động hết hiệu lực.

Hợp đồng phải tuân theo các quy định về mẫu hợp đồng được công bố bởi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA). Hợp đồng lao động phải bao gồm ít nhất các nội dung chính sau: tên và địa chỉ của người sử dụng lao động; tên đầy đủ, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, số CMND của người lao động; vị trí công việc và địa điểm làm việc; thời hạn hợp đồng lao động; mức lương, hình thức thanh toán lương; ngày cuối cùng để thanh toán lương; chế độ thăng chức và tăng lương, thời gian làm việc; bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; đào tạo. Luật lao động cho phép người sử dụng lao động yêu cầu người lao động ký kết một thỏa thuận riêng biệt về việc giữ bí mật và không tiết lộ thông tin mà liên quan đến công việc có tính bí mật thương mại hoặc kỹ thuật. Thỏa thuận bí mật có thể bao gồm các điều khoản về tiền phạt vi phạm.

Luật lao động cấm người sử dụng lao động giữ lại giấy tờ tùy thân, bằng tốt nghiệp và chứng chỉ của người lao động, và yêu cầu người lao động cung cấp tiền mặt hoặc tài sản làm bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền trước khi hợp đồng lao động bắt đầu.

Mức lương tối thiểu khu vực

  • Khu vực 1 (bao gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh) – 4.180.000 đồng Việt Nam
  • Khu vực 2 (bao gồm vùng nông thôn của Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, cùng với các thành phố chính của Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nha Trang, Cần Thơ, và Vũng Tàu) – 3.710.000 đồng Việt Nam
  • Khu vực 3 (bao gồm các thành phố và khu vực của Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, và tỉnh Bình Phước) – 3.250.000 đồng Việt Nam
  • Khu vực 4 (khu vực ít phát triển nhất của Việt Nam) – 2.920.000 đồng Việt Nam.

Các tiêu chuẩn lương tối thiểu khu vực trên được sử dụng làm cơ sở cho bất kỳ sắp xếp lương và tiền thưởng giữa doanh nghiệp và nhân viên nào. Các tiêu chuẩn lương này áp dụng cho nhân viên làm việc trong điều kiện làm việc bình thường, đáp ứng tiêu chuẩn thời gian làm việc hàng tháng và hoàn thành đầy đủ tiêu chuẩn năng suất lao động được quy định hoặc nhiệm vụ làm việc được thỏa thuận, nhưng phải tuân theo các yêu cầu sau đây:

a) Trả lương ít nhất bằng tiêu chuẩn lương tối thiểu khu vực được áp dụng cho công nhân không có kỹ năng thực hiện nhiệm vụ đơn giản;
b) Trả lương ít nhất cao hơn ít nhất 7% so với tiêu chuẩn lương tối thiểu khu vực áp dụng cho công nhân có kỹ năng hoặc được đào tạo.

Thời gian làm việc bình thường, làm thêm giờ và nghỉ phép

Thời gian làm việc bình thường

Theo luật lao động Việt Nam, thời gian làm việc bình thường không được vượt quá 8 giờ mỗi ngày hoặc 48 giờ mỗi tuần. Điều này có thể được kéo dài thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng thời gian làm việc bình thường không được vượt quá 10 giờ mỗi ngày hoặc 48 giờ mỗi tuần.

Làm Thêm Giờ

Người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ, miễn là họ có sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng thời gian làm thêm giờ không vượt quá 50% so với thời gian làm việc bình thường mỗi ngày (hoặc tổng cộng 12 giờ khi áp dụng quy định về thời gian làm việc hàng tuần) và không vượt quá 30 giờ mỗi tháng hoặc tổng cộng 200 giờ mỗi năm, trừ khi chính phủ quy định trong các tình huống đặc biệt cụ thể rằng thời gian làm thêm giờ không được vượt quá 300 giờ mỗi năm.

Các nhân viên làm thêm giờ có quyền nhận thêm lương. Lương làm thêm giờ vào các ngày làm việc thường ít nhất phải bằng 150% của đơn vị tiền lương hiện tại của họ. Lương làm thêm giờ vào các ngày nghỉ cuối tuần ít nhất phải bằng 200% của đơn vị tiền lương hiện tại của họ, và lương làm thêm giờ vào các ngày lễ và ngày nghỉ có trả lương ít nhất phải bằng 300% của đơn vị tiền lương hiện tại của họ.

Nghỉ Phép

Những người lao động từ 18 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai ở tháng thứ bảy hoặc có con dưới một tuổi có quyền được nghỉ một giờ thêm mỗi ngày và không được làm thêm giờ.

Người lao động có quyền được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần.

Những người lao động có ít nhất 12 tháng làm việc có quyền nghỉ ít nhất 12 ngày nghỉ phép có trả lương mỗi năm, bên cạnh 10 ngày nghỉ lễ hàng năm. Các công nhân làm việc trong ngành công việc nguy hiểm hoặc sống trong điều kiện sống khó khăn có thể được quyền nghỉ thêm từ hai đến bốn ngày. Hơn nữa, người lao động thường nhận thêm một ngày nghỉ cho mỗi năm liên tiếp làm việc.

Người lao động có quyền nghỉ ốm, nhưng người sử dụng lao động không cung cấp tiền lương khi nghỉ ốm. Quỹ Bảo hiểm Xã hội cung cấp trợ cấp ốm cho người lao động và trợ cấp cho phụ nữ đang chăm sóc con ốm. Thời gian nghỉ ốm tối đa mỗi năm là 30 ngày (trong hầu hết các ngành công nghiệp và nghề nghiệp), và thời gian nghỉ chăm sóc con ốm là 15 ngày. Trợ cấp thay vì tiền lương thường là 75% của mức lương.

Bảo Hiểm Xã Hội

Hệ thống Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Sức khỏe và Bảo hiểm Thất nghiệp (SIHIUI) bắt buộc của Việt Nam bao gồm các khoản trợ cấp cho bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, hưu trí và trợ cấp cho người thân của người chết. Người sử dụng lao động và người lao động Việt Nam phải đóng góp hàng tháng vào Quỹ Bảo hiểm Xã hội để tham gia vào Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Sức khỏe và Bảo hiểm Thất nghiệp bắt buộc.

Tỷ lệ đóng góp bắt buộc cho người lao động và người sử dụng lao động như sau:

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, nhân viên có hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, bất kể số lượng nhân viên của đơn vị lao động, so với trước năm 2014.

Theo Nghị định số 47/2016/ND-CP có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2016, quy định tỷ lệ lương hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Theo nghị định này, tỷ lệ lương hợp pháp đã tăng lên 1.210.000 đồng mỗi tháng.

Dựa trên sự thay đổi của nghị định này, cơ sở tính toán mức lương tối đa dùng để xác định các khoản đóng bảo hiểm xã hội (“SI”), bảo hiểm y tế (“HI”) và bảo hiểm thất nghiệp (“UI”) như sau:

– Mức lương tối đa dùng để xác định SI và HI không được vượt quá 20 lần mức lương tối thiểu khu vực, tức là từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, mức lương tối đa cho nhân viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh là 7,960,000 đồng mỗi tháng (tức là 3,980,000 đồng x 20 lần mức lương tối thiểu khu vực).

– Mức lương tối đa dùng để xác định UI không được vượt quá 20 lần mức lương tối thiểu khu vực, tức là từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, mức lương tối đa cho nhân viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh là 7,500,000 đồng mỗi tháng (tức là 3,750,000 đồng x 20 lần mức lương tối thiểu khu vực).

Lợi ích hưu trí được cung cấp trong khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuổi nghỉ hưu cho nam giới là tuổi nghỉ hưu xã hội, còn đối với phụ nữ là 55 tuổi.

Mỗi tháng, người lao động được phép khấu trừ tối đa 1.000.000 đồng để tham gia vào kế hoạch tiền hưu bổ sung. Mặc dù kế hoạch tiền hưu bổ sung đang ở giai đoạn đầu, nhưng dự kiến sẽ có nhiều nhà cung cấp khác nhau đưa ra các kế hoạch bổ sung. Các kế hoạch này sẽ giúp người lao động có sự hỗ trợ và tiết kiệm tốt hơn khi về hưu, đa dạng hóa nguồn tiền hưu của họ và cung cấp cho nhà tuyển dụng cách thức để giữ lại những nhân viên chủ chốt.

Tham khảo đến dịch vụ “một cửa” của chúng tôi cho các doanh nghiệp Đài Loan | Link

 

Meet our consultants