Doanh nghiệp vi mạch bán dẫn Hà Lan đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM

Công ty BE Semiconductor Industries N.V của Hà Lan đã được ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM trao giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 2-11, dự kiến doanh nghiệp này sẽ lắp đặt thiết bị vào năm 2024 và vận hành vào 2025.

 

Ông Nguyễn Anh Thi, trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (phải), trao chứng nhận đầu tư cho lãnh đạo Công ty BESI - Ảnh: SHTP

Ông Nguyễn Anh Thi, trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (phải), trao chứng nhận đầu tư cho lãnh đạo Công ty BESI

Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM cho biết đơn vị này đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty BE Semiconductor Industries N.V của Hà Lan (gọi tắt là Công ty BESI) vào chiều 2-11 tại Hà Nội trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam – Hà Lan.

Theo ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, BESI là công ty toàn cầu có trụ sở tại Hà Lan, hoạt động trên 7 cơ sở ở châu Á và châu Âu với lĩnh vực hoạt động là phát triển, sản xuất, kinh doanh và cung cấp thiết bị bán dẫn cho ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu. Khách hàng của doanh nghiệp này chủ yếu là các nhà sản xuất vi mạch đa quốc gia, các nhà thầu lắp ráp và các công ty điện tử, công nghiệp.

Đại diện Công ty BESI cho hay để tiết kiệm thời gian và sớm đưa dự án vào hoạt động, Công ty BESI đã quyết định thuê nhà xưởng xây sẵn từ Công ty TNHH đầu tư nhà xưởng Lập Thành với diện tích 2.000m² tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ được đầu tư với số vốn hơn 115 tỉ đồng (tương đương 4,9 triệu USD), thời hạn hoạt động là 50 năm.

Dự kiến nhà đầu tư sẽ lắp đặt máy móc, thiết bị và tuyển dụng lao động từ nay đến cuối năm 2024 và dự án sẽ đi vào hoạt động vào quý 1-2025.

Ông Nguyễn Anh Thi – trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM – cho biết dự án đầu tư của Công ty BESI tuy có quy mô nhỏ nhưng đây là giai đoạn 1 để đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam, trước khi doanh nghiệp này quyết định đầu tư quy mô lớn hơn.

Theo ông Thi, việc thu hút Công ty BESI trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn sẽ mang lại những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng. Đặc biệt là tạo cơ hội việc làm trình độ cao cho lao động cũng như đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Nguồn: Tuoi tre online | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

4 trụ cột phát triển trong chuyển đổi số Y tế quốc gia của Việt Nam

Chuyển đổi số (CĐS) trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, CĐS y tế trong khám chữa bệnh, CĐS trong quản trị y tế và Hội thảo chuyên đề quốc tế trực tuyến trở thành 4 trụ cột phát triển trong chương trình CĐS y tế quốc gia của Việt Nam.

Sáng 29/10/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Y tế tổ chức “Diễn đàn Ứng dụng công nghệ y tế trong chăm sóc sức khỏe: Giới thiệu và kết nối tiềm năng đổi mới sáng tạo” tại NIC cơ sở Hòa Lạc.

y-te1.jpg

Diễn đàn Ứng dụng công nghệ y tế trong chăm sóc sức khỏe: Giới thiệu và kết nối tiềm năng đổi mới sáng tạo” đã diễn ra tại NIC cơ sở Hòa Lạc.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “CĐS Y tế đang phát triển như một xu hướng toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Diễn đàn Ứng dụng công nghệ y tế trong chăm sóc sức khỏe: Giới thiệu và kết nối tiềm năng đổi mới sáng tạo sẽ tạo động lực phát triển, kết nối, mở rộng tiềm năng hợp tác vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn trong tương lai”. Chương trình là nơi hội tụ và chia sẻ kiến thức giữa các ngành công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của ngành Y tế tại Việt Nam.

Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định ngành Y tế là một trong những ngành được ưu tiên CĐS hàng đầu. Bên cạnh đó, Quyết định 2491/QĐ-BYT ngày 13/6/2023 của Bộ Y tế cũng đã nêu rõ việc chú trọng triển khai các sáng kiến, hình thành kho dữ liệu và xây dựng các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành; xây dựng và phát triển các nền tảng số y tế; đảm bảo hạ tầng và an toàn thông tin để cung cấp một trải nghiệm mới hoàn toàn khác trong lĩnh vực y tế, thông qua đó mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

CĐS y tế đang phát triển như một xu hướng toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bốn lĩnh vực chính – CĐS trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, CĐS y tế trong khám chữa bệnh, CĐS trong quản trị y tế và Hội thảo chuyên đề quốc tế trực tuyến – trở thành 4 trụ cột phát triển trong chương trình CĐS y tế quốc gia của Việt Nam.

y-te-2.png

Sơ đồ về lộ trình CĐS y tế toàn diện dựa trên dữ liệu được đại diện VinBrain trình bày tại Diễn đàn

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu thì CĐS và đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

“Chính vì vậy, trong thời gian qua, với vai trò là cơ quan tiên phong, dẫn dắt hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo và CĐS, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như UNDP, JICA, JETRO,… triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chuyển đổi trong lĩnh vực công nghệ y tế”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.

Với mục tiêu thúc đẩy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế Việt Nam, “Diễn đàn Ứng dụng công nghệ y tế trong chăm sóc sức khỏe: Giới thiệu và kết nối tiềm năng đổi mới sáng tạo” đem tới cái nhìn toàn cảnh về các khía cạnh quan trọng trong ngành Y tế, từ nghiên cứu và phát triển công nghệ y tế, quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe, đến các vấn đề xã hội liên quan.

Tại đây, các chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển về mô hình telehealth đã chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tế khi ứng dụng công nghệ vào môi trường y tế, cũng như chỉ ra những lợi ích mà ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tiên tiến mang lại trong việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời, các đề xuất và giải pháp liên quan tới xu hướng cũng như các ứng dụng khoa học hiện đại sẽ được thảo luận.

Bên cạnh đó, Diễn đàn còn là cầu nối giới thiệu, kết nối các tiềm năng về công nghệ y tế, CĐS từ các Bệnh viện, Trung tâm, Viện nghiên cứu và các trường Đại học về y khoa hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn: Tap Chi Thong tin & Truyen Thong | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA| Liên kết

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ “bùng nổ” từ năm 2024

Việt Nam như “ngôi sao đang lên” của thị trường chất bán dẫn toàn cầu. Hiện đã có một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất chip như FPT Semiconductor hay Viettel. Dự báo đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam vượt giá trị 6,17 tỷ USD. Đây sẽ là con đường để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành chip bán dẫn toàn cầu.

Cơ hội “vàng”
FPT sẽ đạt 1 tỷ USD từ thị trường toàn cầu trong năm 2023. Sẽ còn rất nhiều cơ hội mở ra khi DN công nghệ hàng đầu Việt Nam này đặt mục tiêu 5 tỷ USD trong 5 năm nữa.
Trong 3 chiến lược nổi bật của Tập đoàn giai đoạn hiện nay, ngoài Cung cấp giải pháp trong hệ sinh thái công nghệ AI, lĩnh vực Phần mềm kỹ thuật ô tô, không thể không nhắc đến lĩnh vực Chip bán dẫn.
Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều con chip do FPT sản xuất
- Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều con chip do FPT sản xuất
Nhu cầu thiết kế các chip bán dẫn vô cùng lớn, bởi những thiết bị công nghệ và phương tiện hiện nay đều cần. Phần thiết kế hiện đem lại doanh thu chiếm khoảng 60% trong cả nền công nghiệp bán dẫn. FPT hiện đang tập trung nguồn lực vào phần thiết kế nhằm đi sâu hơn vào ngành bán dẫn.
Dù mới ra nhập thị trường chip bán dẫn 1 năm, nhưng FPT Semiconductor đã liên tục nhận được đơn đặt hàng của các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ. Trong năm nay, công ty này sẽ ra mắt thêm 7 dòng chip mới. Đến năm 2024, sẽ tiếp tục thiết kế, sản xuất dòng chip IoT Platform cho ứng dụng thiết bị thông minh, đeo tay, IoT cho nông, lâm, thủy hải sản.
Về cơ hội cho các DN Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn, trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Vinh Quang – Giám đốc FPT Semiconductor đánh giá, Việt Nam sẽ có những lợi thế khi tham gia vào thị trường chip bán dẫn. Nếu chỉ thiết kế ra những dòng chip chạy theo thị trường thì ở thời điểm hiện tại sẽ rất khó. Nhưng nếu đi vào đúng nhu cầu khách hàng, làm ra những gì họ cần thì Việt Nam sẽ có lợi thế nhất định.
Ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (Tập đoàn FPT) - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Ông Nguyễn Vinh Quang – Giám đốc FPT Semiconductor (Tập đoàn FPT)
“Cơ hội sẽ có nhiều mảng. Về sản phẩm, như FPT đang đi theo hướng là chip nguồn. Ngoài mảng chip nguồn, các công ty của Việt Nam có thể thể tham gia với lợi thế nhất định để phát triển. Ví dụ, dòng chip IoT Platform hiện tại chưa quá phát triển. Cơ hội đang đến khi 5G triển khai rộng rãi tại nhiều nước, các thiết bị IoT và các thiết bị nhà thông minh (Smart home Devices) phát triển nở rộ. Khi đó sẽ cần số lượng lớn về dòng chip để phục vụ nhu cầu này, với giá thành và chất lượng phù hợp. Ngoài ra, có các mảng khác liên quan đến logistics hay kho bãi, Việt Nam cũng có thể trở thành “hub” cho mảng này trên thế giới, thay thế Singapore hay Hongkong”, ông Quang cho hay.

Tập trung đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Nhìn nhận thực tế, rào cản lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam hiện nay là việc thiếu hụt kỹ sư công nghệ thông tin.
Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghiệp số của Việt Nam khoảng 150.000 kỹ sư/năm, trong đó, riêng ngành công nghiệp bán dẫn là 5.000-10.000 kỹ sư/năm, song khả năng đáp ứng chưa đến 20%.
Thiếu hơn 80% nhân lực là sự thiếu hụt rất lớn. Đây rõ ràng là vấn đề cần giải quyết cấp bách. Bởi hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn.
Tuy nhiên, nhận định mặt bằng chung về chất lượng nhân sự kỹ thuật về bán dẫn, Giám đốc FPT Semiconductor Nguyễn Vinh Quang cho rằng, nhân lực Việt Nam không thua kém thế giới.
Riêng với FPT, trong năm 2023 ĐH FPT mở khoa Vi mạch bán dẫn nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt, dự kiến đón lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024.
“Cách làm của Đại học FPT là sẽ kết hợp các trường lớn trên thế giới để đưa chương trình kết hợp với Mỹ, Nhật, Đài Loan về giảng dạy ở Việt Nam. Đây là cách nhanh nhất để đưa chương trình đào tạo về bán dẫn chuẩn của thế giới về Việt Nam để sinh viên khi ra trường có được kiến thức giống như sinh viên các nước Mỹ, Nhật. Trong vòng 3 năm tới, Đại học FPT sẽ triển khai cả chương trình đào tạo hệ thạc sĩ”, Giám đốc FPT Semiconductor chia sẻ.
Với khoảng 10.000 nhân sự trong ngành này mà FPT đào tạo, 1/3 sẽ làm việc cho các công ty tại Việt Nam, 2/3 có chương trình riêng tại nước ngoài và có cơ hội ra nước ngoài làm việc.
Giải quyết được những trở ngại nêu trên, chúng ta sẽ từng bước thu hút được những tập đoàn công nghệ toàn cầu thiết lập chuỗi cung ứng tại Việt Nam và nổi lên như một trung tâm sản xuất chip bán dẫn hàng đầu khu vực.
Với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nếu được đào tạo có thể làm được con chip ngay ở trong nước, từng bước thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Từ đó, thiết lập chuỗi cung ứng tại đây. Và khi Việt Nam trở thành trung tâm chip của thế giới, công công việc chắc chắn sẽ nhiều. Nhưng đây sẽ là con đường giúp Việt Nam phồn vinh.
Nguồn: SPUTNIK | Liên kết
Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết 

Quảng Ninh: Điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp

Quang Ninh: Diem den dau tu hap dan cua nhieu doanh nghiep hinh anh 1

Sản xuất tôm đông lạnh theo quy chuẩn xuất khẩu nước ngoài tại Công ty cổ phần Thủy sản BNA (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh)

Quảng Ninh đang trở thành một trong những điểm đến thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Minh chứng là từ đầu năm đến nay, Quảng Ninh đã tiếp đón và làm việc với gần 100 lượt đoàn doanh nghiệp, trong đó 60 lượt đoàn đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp có thế mạnh về công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường đã đầu tư vào Quảng Ninh.

Tiêu biểu như mới đây, tại Khu công nghiệp Sông Khoai (Thị xã Quảng Yên), Công ty Cổ phần Đô thị Amata Hạ Long và Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Nghiệp RENLI Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng cho thuê lại đất trên diện tích 2,9ha để triển khai dự án với vốn đầu tư 15 triệu USD dự kiến xây dựng ngay trong những tháng cuối năm 2023.

RENLI Việt Nam chuyên về rèn dập kim loại, sản xuất các sản phẩm từ plastic, dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 600 lao động và đi vào hoạt động từ cuối năm 2024, đầu năm 2025.

9 tháng năm 2023: Quảng Ninh thu hút 816,6 triệu USD vốn FDI

Trước đó, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với 2 dự án (Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh) của Công ty Foxconn Singapore PTE LTD tại Khu Công nghiệp Sông Khoai (Thị xã Quảng Yên).

Cả 2 dự án đều được cấp Giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 12h làm việc, kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công của tỉnh (rút ngắn thời gian giải quyết 14 ngày làm việc so với quy định).

Quang Ninh: Diem den dau tu hap dan cua nhieu doanh nghiep hinh anh 2

Ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện Tập đoàn Foxconn.

Dự án nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh có diện tích 6,3ha, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4.755 tỷ đồng (tương đương 200,24 triệu USD) với mục tiêu hình thành một dự án sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện, bộ điều khiển sạc điện xe điện.

Dự kiến tháng 1/2025, dự án sẽ hoàn thành, đi vào sản xuất chính thức và sẽ mang lại việc làm thường xuyên cho khoảng gần 1.200 lao động.

Còn Dự án Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh có diện tích 4,1ha, tổng vốn đầu tư gần 1.100 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD Mỹ) với mục tiêu sản xuất, gia công linh kiện, khuôn mẫu linh kiện của sản phẩm công nghệ thông tin và sản phẩm truyền thông.

Dự kiến tháng 10/2024, dự án sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động và sử dụng trên 700 lao động. Dây chuyền công nghệ và máy móc, thiết bị của 2 dự án sử dụng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ có nguồn gốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam.

Cùng với những dự án trên, từ đầu năm 2023 đến thời điểm này, Quảng Ninh cũng là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình như 2 dự án thuộc nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo, là dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Autoliv Việt Nam (nhà đầu tư đến từ Thụy Điển) đầu tư vào Khu Công nghiệp Sông Khoai có tổng mức đầu tư 154 triệu USD, sản xuất các sản phẩm an toàn cho ôtô và xe có động cơ khác để xuất khẩu, với công suất thiết kế 10 triệu sản phẩm/năm và Dự án có mức vốn đầu tư 165 triệu USD của nhà đầu tư đến từ Đài Loan, sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành công nghiệp ôtô Boltun Việt Nam tại Khu Công nghiệp Bắc Tiền Phong.

Tính đến ngày 15/9/2023, thu hút vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách của tỉnh Quảng Ninh đạt 45.372 tỷ đồng, tăng 5,5% so với kế hoạch, tăng 33,8% so với cùng kỳ; tổng vốn vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 853,93 triệu USD, đạt 85,4% chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy về chủ đề công tác năm “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân.

Quang Ninh: Diem den dau tu hap dan cua nhieu doanh nghiep hinh anh 3

9 tháng năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Quảng Ninh ước đạt hơn 816,6 triệu USD, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cao nhất cả nước.

Với những kết quả khả quan đạt được, tỉnh đang nỗ lực, quyết tâm thu hút thêm nhiều dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó, phấn đấu cả năm 2023 đạt ít nhất 1,5 tỷ USD vốn FDI, vượt 25% kế hoạch năm.

Để hoàn thành mục tiêu này, Quảng Ninh đang chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tập trung xúc tiến đầu tư với các thị trường và đối tác truyền thống là các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng, thành viên tham gia các hiệp định FTA đa phương với Việt Nam.

Tỉnh tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch nhằm quảng bá tới các thị trường nhà đầu tư mới và nhóm nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư; đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư dự án thông qua các tổ công tác của tỉnh.

Nguồn: Vietnam+ | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

Việt Nam kêu gọi TSMC và GlobalFoundries xây dựng nhà máy wafer đầu tiên

Bản tin Reuters trích dẫn hai nhà lãnh đạo ngành công nghiệp nói rằng Việt Nam hiện đang tiến hành thảo luận với các tập đoàn sản xuất chip lớn như TSMC và GlobalFoundries, hy vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng nhà máy wafer đầu tiên. Việt Nam đã tiếp xúc với các nhà máy wafer gia công lớn như TSMC và GlobalFoundries, nhưng quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng chi phí rất đắt đỏ.

Hiện tại, Việt Nam đã có nhà máy đóng gói và kiểm tra bán dẫn lớn nhất thế giới của Intel và một số công ty thiết kế phần mềm chip đã đặt trụ sở tại đây. Tuy nhiên, mục tiêu của họ là thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, bao gồm các nhà máy wafer, chaủ yếu để sản xuất chip.

Người đại diện chính của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN tại Việt Nam, Ông Vũ Tú Thành, cho biết trong vài tuần qua, ông đã họp với sáu tập đoàn chip Mỹ, bao gồm cả những tập đoàn điều hành nhà máy wafer. Do đang ở giai đoạn sơ khai, ông từ chối tiết lộ danh sách các tập đoàn.

Một nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính đã nói rằng chính phủ Việt Nam hiện đã thảo luận với TSMC và GlobalFoundries với mục tiêu xây dựng nhà máy wafer đầu tiên tại Việt Nam, có thể sản xuất các loại chip dành cho xe hơi hoặc thiết bị điện.

Tổng thống Mỹ, ông Biden, đã thăm Việt Nam vào tháng 9, đánh giá rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Công ty GlobalFoundries cho biết họ đã được tổ chức mời bởi Tổng thống Biden và đã thăm Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết rằng sau cuộc họp này, GlobalFoundries vẫn chưa thể xác nhận một quyết định đầu tư vào Việt Nam ngay lập tức.

Quan chức Mỹ cho biết giai đoạn này chủ yếu là để xem xét sự mong muốn của cả hai bên, thảo luận về các khuyến khích và hỗ trợ có thể, bao gồm hỗ trợ về điện, cơ sở hạ tầng và có sẵn lao động có kinh nghiệm hay không.

Chính phủ Việt Nam cho biết họ hy vọng xây dựng xong nhà máy wafer đầu tiên trước năm 2030 và họ đã tuyên bố vào ngày thứ Hai (30/10) rằng các công ty sản xuất chip đầu tư tại Việt Nam có thể nhận được mức hỗ trợ cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Nguồn:Yahoo 新聞!|Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA |Liên kết

Đài Loan và Việt Nam hợp tác cùng xây dựng Hệ sinh thái bán dẫn

在越南總理范明正和所有主要部長的見證下,包括台灣《東南亞半導體中心》及《東南亞半導體學校》、Google、Intel和Samsung在內的十家跨國機構,28日與越南國家創新中心簽署備忘錄。圖/黃齊元提供

Dưới sự chứng kiến ​​của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Bộ trưởng các bộ Việt Nam, 10 tổ chức đa quốc gia, trong đó có “Trung tâm Bán dẫn Đông Nam Á” và “Trường Bán dẫn Đông Nam Á” của Đài Loan, Google, Intel và Samsung đã ký biên bản ghi nhớ với Trung tâm Đổi mới Quốc gia Việt Nam vào ngày 28. 

Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và sẽ cùng nhiều công ty Đài Loan và các tập đoàn nổi tiếng dẫn đầu bởi MediaTek, cùng xây dựng hệ sinh thái bán dẫn. Vào ngày 28, tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Phan Minh Chính và mười Bộ trưởng đã chứng kiến việc ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao chủ yếu là bán dẫn. Các doanh nghiệp tham gia bao gồm Google, Space X, Intel, Samsung và các doanh nghiệp Đài Loan như Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (SIA), ALiTech, Ennoconn, Topco, và Marketech, đều tham gia vào các hoạt động chung trong dự án này và nhận được sự quan tâm cao độ.

“Trung tâm Bán dẫn Đông Nam Á” (SSC) và “Trường Bán dẫn Đông Nam Á” (SSS) được thành lập đồng thời bởi “Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á” (SIA) của Đài Loan và công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam VinaCapital sẽ thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn công nghiệp thông qua công nghệ. Qua việc tương tác về công nghệ, nhân lực và ngành công nghiệp, hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam sẽ được xây dựng, tạo cơ hội gắn kết nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam và các doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan.

Ông CY Huang, nhà sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á , cho biết rằng Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dự án này. Ngay sau khi ký kết biên bản ghi nhớ, nhiều tập đoàn lớn đã liên hệ để thảo luận về hợp tác trong việc tìm kiếm nhân tài và công nghệ. Trong đó, VinaCapital là đối tác của SIA ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. VinaCapital sẽ đẩy mạnh việc thành lập SSS và SSC tại NIC của Việt Nam. Cùng với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đã ký kết hiệp định liên minh chiến lược với Khu công nghệ cao Hsinchu của Đài Loan, đây là khu công nghệ cao hàng đầu của Việt Nam.

SIA đã tổ chức “Hội nghị Thượng đỉnh Bán dẫn Việt Nam – Đài Loan” vào cuối tháng 9 tại Hà Nội. Ông CY Huang nhấn mạnh rằng do vấn đề chính trị, Việt Nam không thể ký kết hiệp định hợp tác cấp cao chính thức với Đài Loan, vì vậy lần này hoàn toàn được tạo điều kiện thuận lợi bởi các tổ chức tư nhân. Các tập đoàn như Synopsis, Marvell (của Mỹ), Hana Micron (Hàn Quốc) đã công bố kế hoạch đầu tư tại Việt Nam, trong khi Đài Loan đang sở hữu vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn, nhưng hiện tại còn có sự kém cỏi trong việc mở rộng quy mô hoạt động này.

Trong hội nghị “Hội nghị Thượng đỉnh Bán dẫn Việt Nam – Đài Loan” trước đó, các doanh nghiệp Đài Loan đã xác nhận rằng Việt Nam có nhiều ưu điểm trong ngành công nghiệp, và điều quan trọng hơn là tài năng địa phương. Một cuộc khảo sát cho thấy, trong số 100 triệu dân của Việt Nam, hiện có khoảng 5.000-6.000 kỹ sư phần cứng cho ngành công nghiệp chip được đào tạo, và dự kiến ​​trong vòng 5 năm, ngành công nghiệp này sẽ cần khoảng 20.000 kỹ sư, trong vòng 10 năm, số lượng này sẽ tăng lên 50.000. Ông CY Huang nói rằng, học sinh Việt Nam tại Đài Loan là nhóm người nước ngoài đông đảo nhất, chủ yếu học các ngành khoa học kỹ thuật, và Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (VNU) cũng đã tham gia vào việc ký kết Hiệp định ghi nhớ (MOU), dự kiến ​​sẽ thúc đẩy hợp tác về nhân tài giữa Đài Loan và Việt Nam, tạo đà cho đợt bùng nổ tiếp theo.

Nguồn: Commercial Times |Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ bán 1 tỷ USD cổ phiếu VinFast cho quỹ đầu tư Mỹ?

Hãng xe VinFast (mã cổ phiếu trên sàn Nasdaq: VFS) vừa công bố ký kết thỏa thuận với quỹ YA II PN (Yorkville) về việc mua cổ phiếu VFS.

Theo thỏa thuận, VinFast sẽ có quyền yêu cầu Yorkville mua tới 1 tỷ USD cổ phiếu phổ thông VFS, vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 36 tháng của thỏa thuận.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ bán 1 tỷ USD cổ phiếu VinFast cho quỹ đầu tư Mỹ? - 1

Logo VinFast tại một sự kiện ở Los Angeles, California (Ảnh: Vingroup)

Yorkville Advisors được cho biết là quỹ quản lý đầu tư của Mỹ có hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư vào các công ty niêm yết. Tiêu chí đầu tư của quỹ này tập trung vào đội ngũ quản lý, các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và các chỉ số giao dịch chứng khoán.

Trong thông cáo báo chí phát đi, phía VinFast dẫn lời ông David Mansfield – Giám đốc Tài chính của VinFast – cho hay, nguồn vốn mới đem đến cho hãng xe sự linh hoạt và chủ động trong việc tiếp cận vốn nhằm tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu công ty.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá các nguồn vốn tối ưu từ thị trường vốn quốc tế để bổ trợ cho quá trình phát triển của VinFast”, đại diện hãng xe cho biết.

Tại VinFast, phần lớn cổ phần vẫn đang gián tiếp thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng.

Trong bản công bố thông tin, sau khi sáp nhập với Black Spade, tổng lượng cổ phiếu lưu hành của VinFast Auto là hơn 2,3 tỷ cổ phiếu. Trong đó, Vingroup sở hữu 51,36% , hai công ty đầu tư thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) sở hữu 33,37% và Asian Star Trading & Investments Pte. Ltd sở hữu gần 15%. Còn lại một phần nhỏ thuộc về các cổ đông khác.

Cuối tháng 4, ông Phạm Nhật Vượng đã công bố tặng khoản tiền lên tới 24.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân.

Cùng với ông Vượng, Tập đoàn Vingroup do ông Vượng sáng lập cũng thông báo tài trợ không hoàn lại lên tới 12.000 tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD) và cho vay khoản tiền  lên tới 24.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) nhằm gia tăng nguồn lực cho các mục tiêu tăng trưởng lên quy mô toàn cầu của VinFast.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu VFS hiện có mức giá 5,69 USD/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 19/10).

Nguồn: Báo Dân trí | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết 

 

Hưng Yên lọt Top 10 địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính từ đầu năm 2023 đến ngày 20/9/2023, tỉnh Hưng Yên đứng thứ 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 700 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ và gần bằng thu hút FDI cả năm 2022 (747 triệu USD).

Như vậy, kể từ năm 2014 đến nay, đây là lần đầu tỉnh Hưng Yên năm trong Top 10 tỉnh, thành phố thu hút FDI cao nhất cả nước.

Hưng Yên lọt Top 10 địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước - Ảnh 1.

Sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH Kydo Việt Nam có vốn đầu tư Hàn Quốc (Khu Công nghiệp Phố nối A, Hưng Yên).

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, đến nay tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh là 531 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6,7 tỷ USD, các nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau; trong đó, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đứng số 1 về số dự án với 173 dự án, có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4 tỷ USD.

Hiện nay, có 169 dự án FDI của Nhật Bản đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 3,258 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động, đóng góp ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 1.407 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 880 tỷ đồng, tương đương 38,2 triệu USD.

Tỉnh Hưng Yên hiện tại đang có 17 khu công nghiệp đang hoạt động với diện tích đạt hơn 4.400 ha. Trong đó, Khu công nghiệp Thăng Long II có quy mô 345,2 ha do Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư là điển hình cho việc thu hút FDI của tỉnh. Đến nay, khu công nghiệp này đã tiếp nhận trên 80 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3 tỷ USD. Đặc biệt, Khu công nghiệp Thăng Long II đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận mở rộng thêm 180,5 ha, nâng tổng diện tích Khu công nghiệp lên 525,7 ha. Đây là điều kiện để Khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư FDI.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có một số dự án có vốn đầu tư lớn tại các khu công nghiệp. Đơn cử như Dự án Hoya với tổng vốn 214 triệu USD; Dự án của Nippon Mektron với tổng vốn 300 triệu USD, các dự án của Kyocera với tổng vốn 385 triệu USD, Dự án của Toto với tổng vốn đầu tư 403 triệu USD…

Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng đang phát triển rất nhanh và liền kề với thủ đô Hà Nội; hạ tầng kinh tế – xã hội, giao thông vận tải thương mại, dịch vụ, logistics, kết nối thuận tiện với sân bay quốc tế Nội Bài, cảng quốc tế Hải Phòng và các trung tâm kinh tế, thương mại, công nghiệp lớn của cả nước.

Đặc biệt, tỉnh hiện có nguồn lao động dồi dào, với trên 700.000 người ở độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động trẻ, lao động đã qua đào tạo đạt trên 50%. Cùng với đó, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đây là những yếu tố giúp Hưng Yên trở thành điểm đến của các doanh nghiệp nước ngoài.

Dự kiến, các khu công nghiệp tại Hưng Yên tiếp tục tăng lên thời gian tới, đạt 30 khu công nghiệp với 9.540 ha đến năm 2030; ngoài ra còn có 25 cụm công nghiệp với diện tích trên 1.200 ha và dự kiến tăng lên 52 cụm công nghiệp với diện tích 3.000 ha đến năm 2030.

Nguồn: CafeF | Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA | Liên kết 

Nhà máy mới của TST Group tại Việt Nam sẽ khởi động sản xuất vào quý tới

TST Group-KY (4439) dự kiến trong quý đầu năm 2024 sẽ khởi động sản xuất tại nhà máy mới tại Việt Nam, đón nhận sự hồi phục của các khách hàng chính và dự kiến sẽ thoát khỏi giai đoạn khó khăn. Coronastar-KY cho biết rằng nhà máy mới tại Việt Nam dự kiến sẽ thử nghiệm vào cuối năm nay và bắt đầu sản xuất chính thức vào quý đầu năm tới. Ban đầu, mỗi tháng sẽ tăng thêm 500.000 pound khả năng sản xuất, với khả năng sản xuất hàng tháng dự kiến sẽ đạt 1 triệu pound vào cuối năm. Điều này sẽ đóng góp cho việc tăng 25% năng lực sản xuất tự sản xuất tổng thể vào năm sau so với năm nay, và tỷ lệ sản xuất tự sản xuất và sản xuất theo hợp đồng cũng sẽ dịch chuyển từ 7:3 của năm nay lên 8:2 của năm sau.

冠星越南新廠下半年拚量產,自有產能今年續拉升| MoneyDJ理財網| LINE TODAY

TST Group-KY cho biết hiện tại, khả năng nhìn thấy trong ngành đã kéo dài đến nửa đầu năm sau, với nhu cầu của khách hàng duy trì sự phục hồi từ từ. Do đó, khả năng sản xuất mới dự kiến cho năm tới cũng sẽ được mở rộng theo từng quý, với khả năng hàng tháng dự kiến đạt 1 triệu pound vào cuối năm. Khả năng sản xuất hàng tháng tối đa của giai đoạn đầu của nhà máy mới có thể đạt từ 300 đến 350 triệu pound, và kế hoạch cho việc khởi động giai đoạn thứ hai sẽ dựa trên nhu cầu thị trường.

TST Group-KY thông báo rằng quý thứ tư thường trải qua giai đoạn suy giảm theo mùa, và dựa trên kinh nghiệm trước đây, doanh thu dự kiến sẽ giảm khoảng 10% so với quý thứ ba.

Nguồn:聯合新聞網 |Liên kết

Tham khảo dịch vụ của SIA|Liên kết

Tháo điểm nghẽn nhân lực chất lượng cao ngành chip bán dẫn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (trái) chủ trì hội thảo - Ảnh: ĐOÀN NHẠNBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (trái) chủ trì hội thảo

Ngày 19-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tại Đại học Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.

Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện gần 40 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Đây là những cơ sở đào tạo có quy mô lớn các ngành phù hợp, ngành gần với chuyên ngành thiết kế chip bán dẫn.

Ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn như Tập đoàn Intel, Synopsys Việt Nam, Cadence, Qorvo Việt Nam, Tổng công ty Công nghệ cao Viettel, VNPT Technology Việt Nam… và một số chuyên gia trong ngành công nghiệp chip bán dẫn.

Tại hội thảo, ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhận định sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thông tin sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thông tin sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao

Đặc biệt, từ khi quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ được thiết lập vào tháng 9 vừa qua, những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới… đã được mở toang nhưng thực tế triển khai lại đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung – cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.

Công nghiệp bán dẫn, vi mạch là một ngành có tiềm năng rất lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ cao, chất lượng cao. Cũng như nhiều ngành công nghệ cao khác, ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi mức đầu tư cao và đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực sẵn có.

Ông Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng kế hoạch hành động trong toàn ngành để thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.

Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện gần 40 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện gần 40 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Minh, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay hiện Việt Nam có 5.000 kỹ sư, nhu cầu mỗi năm tăng 10-15%. Trong đó chủ yếu là kỹ sư thiết kế (vật lý, layout), kiểm thử (DV).

Dự báo đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỉ USD. Để duy trì một nhà máy sản xuất như TSMC, cần khoảng 60.000 nhân lực. Năm 2023, TSMC cần tuyển thêm 6.000 kỹ sư sản xuất bán dẫn. Samsung đang có khoảng 10.000 kỹ sư làm R&D (nghiên cứu và phát triển năm 2021). Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần 10.000 kỹ sư mỗi năm.

Ông Minh đưa ra dự báo về thị trường chip bán dẫn từ Deloitte, Nikkei Asia, Time News, KED Global. Trong đó 65% thị phần của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thuộc 5 quốc gia, vùng lãnh thổ: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước, vùng lãnh thổ này tham gia ở 2 công đoạn: thiết kế (chiếm 50% giá trị gia tăng), sản xuất (chiếm 30% giá trị gia tăng).

Key Takeaways:

Hội thảo nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và quyết tâm cùng hợp lực hành động giữa các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu với sự quan tâm, đầu tư, kiến tạo cơ chế chính sách của Nhà nước, sự đồng hành tích cực của các địa phương, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển ngành công nghiệp chip bán dẫn của đất nước.

Nguồn : 聯合新聞網 |Link

Tham khảo dịch vụ của SIA| Link