Tháo điểm nghẽn nhân lực chất lượng cao ngành chip bán dẫn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (trái) chủ trì hội thảo
Ngày 19-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tại Đại học Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện gần 40 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Đây là những cơ sở đào tạo có quy mô lớn các ngành phù hợp, ngành gần với chuyên ngành thiết kế chip bán dẫn.
Ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn như Tập đoàn Intel, Synopsys Việt Nam, Cadence, Qorvo Việt Nam, Tổng công ty Công nghệ cao Viettel, VNPT Technology Việt Nam… và một số chuyên gia trong ngành công nghiệp chip bán dẫn.
Tại hội thảo, ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhận định sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thông tin sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao
Đặc biệt, từ khi quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ được thiết lập vào tháng 9 vừa qua, những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới… đã được mở toang nhưng thực tế triển khai lại đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung – cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.
Công nghiệp bán dẫn, vi mạch là một ngành có tiềm năng rất lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ cao, chất lượng cao. Cũng như nhiều ngành công nghệ cao khác, ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi mức đầu tư cao và đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực sẵn có.
Ông Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng kế hoạch hành động trong toàn ngành để thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.
Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện gần 40 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Minh, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay hiện Việt Nam có 5.000 kỹ sư, nhu cầu mỗi năm tăng 10-15%. Trong đó chủ yếu là kỹ sư thiết kế (vật lý, layout), kiểm thử (DV).
Dự báo đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỉ USD. Để duy trì một nhà máy sản xuất như TSMC, cần khoảng 60.000 nhân lực. Năm 2023, TSMC cần tuyển thêm 6.000 kỹ sư sản xuất bán dẫn. Samsung đang có khoảng 10.000 kỹ sư làm R&D (nghiên cứu và phát triển năm 2021). Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần 10.000 kỹ sư mỗi năm.
Ông Minh đưa ra dự báo về thị trường chip bán dẫn từ Deloitte, Nikkei Asia, Time News, KED Global. Trong đó 65% thị phần của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thuộc 5 quốc gia, vùng lãnh thổ: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước, vùng lãnh thổ này tham gia ở 2 công đoạn: thiết kế (chiếm 50% giá trị gia tăng), sản xuất (chiếm 30% giá trị gia tăng).
Key Takeaways:
Nguồn : 聯合新聞網 |Link
Tham khảo dịch vụ của SIA| Link